Đề xuất giảm 100% lệ phí ra, vào cảng, bến thủy nội địa
Đề xuất này được Cục Đường thủy nội địa Việt Nam báo cáo Bộ Giao thông Vận tải nhằm tháo gỡ, chia sẻ khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải thủy do giá nhiên liệu tăng cao.
Với mong muốn chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp do giá nhiên liệu tăng cao, đảm bảo cơ cấu thu, chi ngân sách nhà nước từ nguồn thu phí được để lại và từ nguồn ngân sách nhà nước cấp bù chi hoạt động thường xuyên của các đơn vị cảng vụ, Cục Đường thủy nội địa đề xuất phương án giảm phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông vận tải đường thủy nội địa trong 6 tháng cuối năm 2022.
Cụ thể giảm 100% lệ phí ra, vào cảng, bến thủy nội địa và tiếp tục giảm 50% phí trình báo đường thủy nội địa.
Với phí trình báo đường thủy nội địa, hiện các đơn vị cảng vụ đã thực hiện giảm 50% mức thu phí trình báo đường thủy nội địa đến ngày 30/6/2022 theo quy định tại Thông tư số 120/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính. Cục Đường thủy nội địa kiến nghị tiếp tục thực hiện quy định này trong 6 tháng cuối năm 2022.
Theo Cục Đường thủy nội địa, phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến thủy nội địa hiện nay được thực hiện theo Thông tư 248/TT-BTC năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí ra, vào cảng, bến thủy nội địa, bao gồm phí trọng tải, lệ phí vào, rời cảng bến thủy nội địa và phí trình báo đường thủy nội địa. Mức thu phí, lệ phí tại thông tư này tương đương mức thu được áp dụng từ năm 2008.
Năm 2022, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam được giao thu phí, lệ phí 101 tỷ đồng, trong đó thu phí cảng vụ 86 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 18 tỷ (trong đó 09 tỷ nộp 10% theo Thông tư 248/2016/TT-BTC, 9 tỷ nộp tiết kiệm chi thường xuyên theo điểm c khoản 2 điều 2 QĐ 2047/QĐ-TTg ngày 03/12/2021, bằng 100% số phải nộp theo chế độ), được để lại chi 68 tỷ đồng; thu phí đảm bảo hàng hải 4 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 4 tỷ, được để lại chi 0 tỷ đồng; thu lệ phí ra, vào cảng, bến 11 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 11 tỷ, được để lại chi 0 tỷ đồng.
Theo Cục Đường thủy nội địa, các cảng vụ đường thủy nội địa thuộc cục đều là đơn vị tự đảm bảo một phần chi thường xuyên, được ngân sách nhà nước cấp bù do số thu phí được để lại không đủ chi hoạt động (số cấp bù từ ngân sách năm 2022 đối với các cảng vụ thuộc cục là 57 tỉ đồng).
Đối với phần thu, chi phí, lệ phí giao cho Cục Đường thủy nội địa triển khai trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia ủy quyền cho địa phương trên địa bàn TP.HCM và tỉnh Quảng Ninh thì chỉ được tính tối đa bằng số thu phí được để lại sau khi trừ số tiết kiệm chi theo quyết định của Thủ tướng.
Huyền Thương (T/h)Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải, lãi suất được duy trì ở mức thấp. GDP của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ở mức 6,8% năm 2024, nhờ xuất khẩu và công nghiệp giữ đà tích cực.