Đề xuất không thi trắc nghiệm trên giấy khi cấp giấy phép lái xe
Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất sửa đổi, bổ sung 29 điều của thông tư, trong đó có việc bãi bỏ hình thức sát hạch trắc nghiệm trên giấy chuyển sang thi trên máy tính.
Cục Đường bộ Việt Nam vừa trình Bộ Giao thông Vận tải dự thảo sửa Thông tư 12/2017 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ. Trong đó có đề xuất bãi bỏ hình thức sát hạch trắc nghiệm trên giấy chuyển sang thi trên máy tính.
Theo đó, Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất sửa đổi, bổ sung 29 điều của thông tư, trong đó có việc bãi bỏ hình thức sát hạch trắc nghiệm trên giấy.
Cụ thể tại khoản 4, Điều 21 Thông tư 12/2017 hiện nay quy định:
Sát hạch lý thuyết đối với hạng A1 ở các đô thị từ loại 2 trở lên thực hiện trên máy vi tính; các địa bàn khác thực hiện trắc nghiệm trên giấy hoặc trên máy vi tính; phòng sát hạch lý thuyết có camera giám sát quá trình sát hạch.
Sát hạch thực hành lái xe trong hình đối với các hạng A1, A2 ở các đô thị từ loại 3 trở lên phải sử dụng thiết bị chấm điểm tự động; các địa bàn khác có khoảng cách đến trung tâm đô thị từ loại 3 trở lên dưới 100km phải sử dụng thiết bị chấm điểm tự động từ ngày 1/7/2018.
Đối với nội dung sát hạch lý thuyết, Cục Đường bộ Việt Nam cho rằng việc sử dụng thiết bị công nghệ thông tin hiện nay đã trở lên phổ biến. Nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch, khách quan trong việc tổ chức sát hạch lý thuyết, Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất bãi bỏ hình thức sát hạch trắc nghiệm trên giấy.
Đối với nội dung thực hành, Cục Đường bộ Việt Nam nhấn mạnh là việc kiểm tra kỹ năng điều khiển phương tiện, có tác động trực tiếp đến an toàn giao thông đường bộ.
Vì vậy, Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất quy định lộ trình để các địa bàn khác có khoảng cách đến trung tâm đô thị từ loại 3 trở lên trên 100km phải sử dụng thiết bị chấm điểm tự động từ ngày 1/7/2024.
Quang Lộc (T/h)VNDirect cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý IV với GDP dự báo tăng 7,1%, nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,9%.