Đề xuất phương án bầu cử theo giờ để phòng, chống dịch COVID-19

Chính trị - xã hội
10:38 AM 11/05/2021

Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác tổ chức bầu cử, nhiều ý kiến cho rằng, nên tổ chức bầu cử theo giờ, bảo đảm giãn cách để phòng, chống dịch COVID-19.

Đề xuất phương án bầu cử theo giờ để phòng, chống dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ về công tác tổ chức bầu cử. Ảnh: VGP

Chiều 10/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp.

Tại cuộc họp, các ý kiến đều nhất trí cần có phương án cụ thể đối với từng địa phương để xảy ra dịch COVID-19 trước, trong và sau ngày bầu cử.

Đại diện Bộ Y tế cho biết đã ban hành Kế hoạch 538 về công tác y tế phục vụ bầu cử, tập trung 3 nội dung chính: Vệ sinh môi trường và an toàn COVID-19; an toàn thực phẩm; công tác cấp cứu và một số trường hợp đặc biệt.

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết đã trực tiếp tham gia đoàn đi kiểm tra một số tỉnh và nhận thấy, các tỉnh có kịch bản tương đối chi tiết, cụ thể để bảo đảm an toàn. 

"Về cơ bản, chúng tôi thấy đối với công tác an toàn y tế cho bầu cử, các tỉnh có kịch bản tương đối chi tiết. Tuy nhiên, có một vài tỉnh có điểm bầu cử hơi chật, chúng tôi đã đề xuất giãn ra", Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết.

Lãnh đạo Bộ Y tế kiến nghị nên mời người dân đi bầu cử theo giờ để bảo đảm giãn cách tốt hơn. Bộ Y tế sẽ phối hợp với Bộ Nội vụ để có hướng dẫn chi tiết, nhất là phương án đối với địa phương có dịch, bệnh nhân đang điều trị…

Đại diện Bộ Quốc phòng cho biết đã sẵn sàng cho công tác bầu cử. Bộ cũng đề nghị cần có kịch bản phù hợp với từng địa phương, nhất là công tác tổ chức bầu cử đối với khu cách ly tập trung, để chuẩn bị thật tốt, bảo đảm quyền công dân.

Các ý kiến tại cuộc họp cũng đề xuất, nên tổ chức bầu cử theo giờ, giữ khoảng cách, đeo khẩu trang... Hòm phiếu ở khu vực có dịch cần khử khuẩn trước khi tiến hành kiểm phiếu.

Kết luận tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế cần xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí đối với các địa phương như thế nào là có dịch và các biện pháp cụ thể đi kèm để các địa phương căn cứ vào đó quyết định. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan chủ động xây dựng kịch bản nhằm triển khai công tác bầu cử trong điều kiện xảy ra dịch COVID-19.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Thủ tướng chỉ đạo cần có văn bản đề nghị Hội đồng Bầu cử Quốc gia quy định việc tổ chức tiếp xúc cử tri và bỏ phiếu theo hình thức phù hợp trong điều kiện dịch bệnh.

Thủ tướng đề nghị các cơ quan, theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, thực hiện thật tốt cuộc bầu cử, bầu được những ứng viên xứng đáng là người đại diện của nhân dân, nhưng vẫn phải đảm bảo việc phòng chống dịch.

Mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến cho người cách ly

Theo đó, sau khi danh sách cử tri đã được lập và niêm yết cho đến ngày bầu cử, UBND cấp xã cần thường xuyên theo dõi, rà soát, cập nhật và ghi chú rõ các trường hợp cử tri trong danh sách là người đang thực hiện biện pháp cách ly y tế tại các cơ sở cách ly tập trung, người đang thực hiện cách ly y tế tại nhà để có phương án chuẩn bị phù hợp.

Đối với các trường hợp đến ngày bầu cử vẫn đang trong thời gian cách ly tập trung, chậm nhất 24 giờ trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu, người phụ trách cơ sở cách ly tập trung có trách nhiệm lập danh sách và thông báo đến UBND cấp xã nơi có cơ sở cách ly tập trung để bổ sung vào danh sách cử tri. Đến ngày bầu cử, tổ bầu cử cử người mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu cử đến cơ sở cách ly tập trung hoặc nơi ở, nơi lưu trú của cử tri đang được cách ly tại nhà hoặc địa điểm thuận tiện khác để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bỏ phiếu.



P. Thủy (TH)
Ý kiến của bạn
Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.