Đề xuất phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2022 kéo dài trong 9 ngày

Xã hội
09:20 AM 12/10/2021

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đề xuất người lao động được nghỉ Tết Nhâm Dần 9 ngày liên tục từ Thứ Bảy ngày 29/1 đến hết ngày Chủ nhật ngày 6/2/2022. So với vài năm gần đây, số ngày nghỉ trong dịp Tết Nguyên đán 2022 sẽ dài hơn 2 ngày.

Trong dự thảo lấy ý kiến 16 bộ, ngành và các cơ quan ngang bộ về đề xuất lịch nghỉ Tết âm lịch Nhâm Dần, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất lịch nghỉ gồm 5 ngày, trong đó 1 ngày trước Tết và 4 ngày sau Tết.

Với phương án trên, người lao động có thể nghỉ liền 9 ngày liên tục, từ Thứ Bảy (29/1/2022) đến hết ngày Chủ nhật (6/2/2022), tức là từ 27 Tháng Chạp năm Tân Sửu tới hết ngày mùng 6 tháng Giêng năm Nhâm Dần.

9 ngày nghỉ này bao gồm 5 ngày nghỉ Tết theo Luật Lao động và 4 ngày nghỉ theo lịch hàng tuần.

Đề xuất phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2022 kéo dài trong 9 ngày - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Trường hợp người lao động không phải là công chức hoặc viên chức, dự thảo của Bộ LĐ-TB&XH nêu rõ, người sử dụng lao động bố trí lịch nghỉ Tết Âm lịch, có thể lựa chọn phương án 1 ngày nghỉ trước Tết và 4 ngày nghỉ sau Tết hoặc phương án nghỉ 2 ngày trước Tết và 3 ngày nghỉ sau Tết. Người sử dụng lao động phải thông báo lịch nghỉ tới người lao động trước 30 ngày.

Với dự thảo đề xuất này, tổng số ngày nghỉ trong dịp Tết Nguyên Đán Nhâm Dần (2022) sẽ dài hơn số ngày nghỉ dịp Tết Tân Sửu (2021) là 2 ngày.

Đồng thời, nội dung đề xuất nghỉ Tết âm lịch năm 2022 không nêu 2 phương án như các năm gần đây. Tuy nhiên, với cách chọn linh hoạt nhưng vẫn tuân thủ đúng Luật Lao động, số ngày nghỉ trong toàn dịp Tết của người lao động sẽ được kéo dài tới 9 ngày.

Nếu được đa số các cơ quan, bộ ngành thống nhất, đề xuất này sẽ chính thức được gửi tới Chính phủ xem xét, quyết định.

HM (T/h)
Ý kiến của bạn
Nhiều nhóm giải pháp nhằm đạt tăng trưởng GDP năm 2024 đạt từ 6%-6,5% Nhiều nhóm giải pháp nhằm đạt tăng trưởng GDP năm 2024 đạt từ 6%-6,5%

Nhìn tổng thể bức tranh kinh tế, kết quả tăng trưởng quý I đạt 5,66% đang sát với kịch bản cao (5,6%). Để vượt qua khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những quý còn lại cần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện hiệu quả, linh hoạt các chính sách điều hành của Chính phủ.