Đề xuất về giao dịch điện tử trong hoạt động Kho bạc Nhà nước

Chính sách
11:11 AM 27/05/2021

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của người dân đối với dự thảo Thông tư quy định về giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.

Theo dự thảo, giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước (KBNN) là các giao dịch điện tử giữa KBNN với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và trong nội bộ hệ thống KBNN trong các hoạt động nghiệp vụ của KBNN trong quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ nhà nước; tổng kế toán nhà nước; huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.

Đề xuất về giao dịch điện tử trong hoạt động Kho bạc Nhà nước - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Cổng thông tin điện tử https://vst.mof.gov.vn của KBNN là điểm truy cập duy nhất của KBNN trên môi trường mạng, liên kết, tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và các ứng dụng mà KBNN cung cấp.

Thời gian tới, KBNN sẽ xây dựng, công bố và triển khai lộ trình phát triển ứng dụng di động trong hoạt động nghiệp vụ KBNN. Từ đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể truy cập vào các trang thông tin điện tử của KBNN qua trình duyệt web hoặc ứng dụng di động của KBNN. 

Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng, các trang thông tin điện tử của KBNN tiếp nhận chứng từ điện tử liên tục 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần, bao gồm ngày nghỉ, ngày lễ, ngày tết, trừ trường hợp có quy định khác về thời hạn nhận chứng từ hoặc trong các trường hợp hệ thống của KBNN đang bảo trì, nâng cấp hoặc gặp sự cố kỹ thuật, không thể vận hành. Trường hợp bảo trì, nâng cấp hệ thống, KBNN thông báo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân trước ít nhất 2 ngày.

Trước khi thực hiện giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN qua các trang thông tin điện tử của KBNN, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện định danh và xác thực điện tử theo quy định của Chính phủ về định danh và xác thực điện tử.

Tại dự thảo, việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực KBNN bằng phương thức điện tử cũng được Bộ Tài chính quy định cụ thể. Theo đó, các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực KBNN được tiếp nhận và giải quyết bằng phương thức điện tử qua Trang thông tin dịch vụ công của KBNN. 

Riêng thủ tục nộp tiền vào ngân sách nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh, Cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế, Trang thông tin dịch vụ công của KBNN, dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Cùng với đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ thủ tục hành chính đến KBNN qua trang thông tin dịch vụ công của KBNN bằng các phương thức như: lập hồ sơ hoặc kê khai thông tin trên biểu mẫu điện tử (e-form); tải chứng từ điện tử lên các trang thông tin điện tử của KBNN; tích hợp dữ liệu từ hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức với hệ thống thông tin của KBNN. 

Ngoài ra, để tạo sự minh bạch cho các giao dịch điện tử, Bộ Tài chính cũng quy đinh cụ thể về việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN. Theo đó, KBNN được giao kết hợp đồng bằng hình thức điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. 

Đề xuất về giao dịch điện tử trong hoạt động Kho bạc Nhà nước - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Hợp đồng điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN được ký kết qua các trang thông tin điện tử của KBNN hoặc qua các phương thức khác do hai bên thỏa thuận, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.

Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử trong hoạt động nghiệp vụ KBNN, KBNN và các bên tham gia hợp đồng có quyền thoả thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó; đồng thời, được thỏa thuận về việc thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung giao kết bằng phương thức điện tử.

An Mai (t/h)
Ý kiến của bạn
Đà Nẵng, Phú Quốc có gì chơi Tết khiến cả Tây lẫn Ta lũ lượt đổ bộ? Đà Nẵng, Phú Quốc có gì chơi Tết khiến cả Tây lẫn Ta lũ lượt đổ bộ?

Đà Nẵng, Phú Quốc dẫn đầu top điểm đến được ưa chuộng dịp Tết Ất Tỵ 2025 với nhiều trải nghiệm đặc sắc thuyết phục du khách chọn “ăn tết” xa nhà hoặc tận hưởng năm mới theo cách riêng.