Delta và 4 biến chủng của COVID-19 đã xuất hiện tại TP.HCM
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM cho biết, dịch COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp trên địa bàn thành phố, qua giải mã trình tự gen, ngành y tế xác định có 5 biến chủng đã và đang lưu hành, trong đó nguy hiểm nhất là biến chủng Delta.
- TP.HCM sắp chạm mốc 10.000 ca nhiễm Covid-19 tính đến ngày đầu giãn cách xã hội
- Chuyên gia: Dịch COVID-19 tại TP HCM vô cùng nghiêm trọng, chỉ có 1 cách để không "vỡ trận"
- Người dân đi từ TP.HCM về Hà Nội phải cách ly bao nhiêu ngày để phòng Covid-19?
- Danh sách 80 cơ sở y tế đủ điều kiện xét nghiệm cấp "giấy thông hành Covid-19" cho người dân tại TP.HCM
Trao đổi với báo chí về tình hình phòng chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn TPHCM, bác sĩ Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM cho biết, hiện đã xuất hiện 5 biến chủng của COVID-19 trên địa bàn TPHCM. Theo đó, qua giải mã trình tự gen ngành y tế ghi nhận gồm: Châu Âu, Anh, Nam Phi, Uganda và biến chủng Ấn Độ (Delta).
Từ khi xuất hiện biến chủng Delta đến nay, thành phố chưa phát hiện biến chủng khác của dịch COVID-19. Ngành y tế tiếp tục công tác giám sát, giải mã trình tự gen để kịp thời phát hiện, có phương án xử lý hiệu quả trong trường hợp xuất hiện biến chủng mới (nếu có).
Trong số 5 biến chủng được ghi nhận, biến chủng Delta đang gây ra đợt dịch thứ 4 trên địa bàn TPHCM và nhiều tỉnh thành khác. Biến chủng này gây ra nhiều chuỗi lây nhiễm, tốc độ lây lan rất cao. Từ chuỗi lây nhiễm ở điểm nhóm Hội thánh Truyền giáo Phục Hưng do biến chủng Delta vào cuối tháng 4 đến tối 8/7 trên địa bàn thành phố đã ghi nhận 9.066 trường hợp mắc COVID-19 đã được Bộ Y tế công bố.
Trước tình hình số ca nhiễm COVID-19 tại địa bàn tăng nhanh, TP HCM hiện đang áp dụng giãn cách trên toàn thành phố theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ từ 0h ngày 9/7, thời gian áp dụng trong 15 ngày. Đây là lần thứ hai TP HCM thực hiện giãn cách xã hội trên toàn thành phố.
Nói về việc cách ly xã hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết việc thực hiện Chỉ thị 16 với TP HCM là một quyết định rất khó khăn nhưng cần thiết và phù hợp trong lúc này, đã được cân nhắc kỹ lưỡng, trao đi đổi lại nhiều lần.
Thủ tướng cũng thông báo Chính phủ sẽ tiếp tục ưu tiên vắc xin cho TP HCM và các địa phương trong khu vực. Tổ chức tiêm nhanh chóng, kịp thời, an toàn, hiệu quả. Cần nghiên cứu, đánh giá kỹ hơn về biến chủng mới của virus để có đối sách ứng phó phù hợp, kịp thời, hiệu quả. Bên cạnh đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao TP HCM và Bộ Y tế phối hợp các đơn vị xây dựng kịch bản đến 50.000 ca bệnh tại thành phố trong đợt bùng phát dịch để bố trí đủ nguồn lực đối phó.
Huyền My (T/h)Báo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, ước giải ngân vốn đầu tư công của cả nước đến hết tháng 11 là 410.953,1 tỷ đồng, đạt 60,43% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.