Đến 2025, Hà Nội phấn đấu thu nhập người dân đạt 200 triệu đồng/năm

Sự kiện
11:51 PM 12/10/2020

Sáng 12/10, tại phiên khai mạc Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVII, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đã trình bày Báo cáo chính trị trình Đại hội.

Đến 2025, Hà Nội phấn đấu thu nhập người dân đạt 200 triệu đồng/năm

Đến 2025, Hà Nội phấn đấu thu nhập người dân đạt 200 triệu đồng/năm - Ảnh 1.

Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng.

Theo báo cáo, TP Hà Nội đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 16/16 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XVI, có 4 chỉ tiêu vượt kế hoạch, trong đó có 3 chỉ tiêu hoàn thành sớm 2 năm.

Kinh tế Thủ đô đạt tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu chuyển dịch tích cực; năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh được cải thiện. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn 2016 - 2020 ước tăng 7,39%; GRDP bình quân đầu người ước đạt 5.420 USD (khoảng 125 triệu đồng); tăng 1,5 lần so với năm 2015; gấp 1,8 lần bình quân cả nước.

Về phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ 2020-2025, báo cáo xác định mục tiêu đến năm 2025, xây dựng Đảng bộ TP có năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cao và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu; phát triển nhanh và bền vững Thủ đô theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại, có sức cạnh tranh cao trong nước và khu vực.

Đặc biệt, báo cáo chính trị đặt mục tiêu đến năm 2025, Hà Nội cơ bản hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, GRDP/người đạt 8.300-8.500 USD (khoảng gần 200 triệu đồng/người/năm).

Đến năm 2030, Hà Nội trở thành thành phố "xanh - thông minh - hiện đại"; phát triển năng động, hiệu quả, có sức cạnh tranh khu vực và quốc tế; hoàn thành công nghiệp hóa Thủ đô; GRDP/người đạt 12.000-13.000 USD (khoảng gần 300 triệu đồng/người/năm).

Đến năm 2045, Hà Nội có chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, bền vững; là Thành phố kết nối toàn cầu, có sức cạnh tranh quốc tế, GRDP/người đạt trên 36.000 USD (hơn 800 triệu đồng/người/năm).

Có 3 khâu đột phá được Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội xác định để đạt được những mục tiêu trên.

Thứ nhất, ưu tiên hiện đại hóa, phát triển nhanh và đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; tập trung phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông, hạ tầng số, hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng dữ liệu, kết nối liên thông, đồng bộ, thống nhất, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số.

Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách; tăng cường công tác tổ chức thực thi pháp luật, nâng cao hiệu quả quản trị xã hội, quản lý đô thị; cơ bản hoàn thành xây dựng chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số; tạo chuyển biến mạnh mẽ về kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm, chất lượng và hiệu quả phục vụ doanh nghiệp và Nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực. Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong toàn xã hội. Khai thác, phát huy tối đa tài nguyên chất xám, nguồn lực trí tuệ. Đề cao ý thức trách nhiệm, đạo đức xã hội, sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Đưa văn hóa và con người Hà Nội thực sự trở thành giá trị tinh thần to lớn, nguồn lực quan trọng quyết định phát triển Thủ đô.

My Lê
Ý kiến của bạn
Lượng tiền gửi vào ngân hàng đạt hơn 13,76 triệu tỷ đồng Lượng tiền gửi vào ngân hàng đạt hơn 13,76 triệu tỷ đồng

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tổng lượng tiền gửi của cả dân cư và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tại thời điểm tháng 8 vào ngân hàng thương mại đạt mức kỷ lục từ trước đến nay với hơn 13.763.230 tỷ đồng.