Đeo khẩu trang nơi công cộng góp phần phòng, chống COVID-19 thành công tại Việt Nam

Xã hội
05:43 PM 29/10/2020

Việt Nam là một trong số ít quốc gia đã thành công trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19 khởi phát lần đầu tiên. Và chúng ta đã trải qua một đợt lây nhiễm lần thứ hai, nhưng cũng đã được Chính phủ và người dân đồng lòng kiểm soát tốt. Tính đến ngày 23/10/2020, đã có tổng cộng 1.148 ca nhiễm và bảy tuần không có ca mới  xuất hiện trong nước.

Đeo khẩu trang nơi công cộng góp phần phòng, chống COVID-19 thành công tại Việt Nam - Ảnh 1.

Sản xuất khẩu trang y tế.

Việt Nam là một trong số ít quốc gia đã thành công trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19 khởi phát lần đầu tiên. Và chúng ta đã trải qua một đợt lây nhiễm lần thứ hai, nhưng cũng đã được Chính phủ và người dân đồng lòng kiểm soát tốt. Tính đến ngày 23/10/2020, đã có tổng cộng 1.148 ca nhiễm và bảy tuần không có ca mới  xuất hiện trong nước.

Việt Nam đã nhanh chóng thực hiện các khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các chiến lược kiểm soát lây nhiễm như: cách ly người nhiễm bệnh, truy tìm và kiểm dịch tiếp xúc, cách ly xã hội và tạm ngưng xuất - nhập cảnh. Một thành công nổi bật là quy định đeo khẩu trang nơi công cộng và giữ khoảng cách tiếp xúc sớm được phổ biến.

Việc đeo khẩu trang nơi công cộng từ lâu đã trở thành thói quen phổ biến của người dân với mục đích bảo vệ bản thân khỏi tia cực tím và ô nhiễm môi trường. Bắt đầu từ việc quy định đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng kể từ ngày 21/2 và những nơi công cộng bao gồm siêu thị, sân bay và nhà ga kể từ ngày 16/3. Người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Mặc dù các yêu cầu về giãn cách xã hội đã dần được nới lỏng kể từ ngày 23/4, nhưng việc đeo khẩu trang và vệ sinh tay hàng loạt vẫn là điều bắt buộc, được khuyến khích bởi chiến dịch tuyên truyền, giáo dục và chế tài khi vi phạm.

Với quy định đeo khẩu trang nơi công cộng góp phần ngăn chặn "giọt bắn" - nguồn lây nhiễm khó kiểm soát nhất với những người không biết mình đang mang mầm bệnh. COVID-19 có thể lây truyền trong thời gian ủ bệnh khoảng 14 ngày trước khi phát hiện các triệu chứng, cũng như ở những bệnh nhân không có triệu chứng rõ ràng.

Chính sách của Việt Nam cũng yêu cầu tất cả các hành khách đi - đến và phi hành đoàn phải đeo khẩu trang trong suốt chuyến bay, vì COVID-19 dễ dàng truyền trong không gian kín như khoang máy bay. Với nhiều quốc gia hiện đang có kế hoạch tiếp tục du lịch quốc tế, việc bắt buộc đeo khẩu trang khi đi du lịch có thể giúp kiểm soát nguồn bệnh và cung cấp một số biện pháp bảo vệ cho những người có nguy cơ lây nhiễm.

Hiệu ứng này đặc biệt quan trọng khi các quy tắc về giãn cách xã hội được dỡ bỏ và mọi người bắt đầu cảm thấy rằng không còn nguy cơ mắc phải COVID-19 trong cộng đồng. Để đảm bảo cung cấp đủ và chất lượng khẩu trang, Chính phủ đã khuyến khích sản xuất khẩu trang trong nước và ban hành các quy chuẩn sản xuất sản phẩm này.

Người dân Việt Nam đã quen với việc đeo khẩu trang để phòng tráng nạn ô nhiễm môi trường và giờ đây là đại dịch COVID-19 là một biện pháp hiệu quả để mỗi cá nhân tự bảo vệ mình. Theo khảo sát, 91% người dân đã có thói quen đeo khẩu trang nơi công cộng.

Thế giới ghi nhận hơn 42 triệu người mắc COVID-19 và hơn 1 triệu người tử vong, dịch bệnh vẫn không ngừng diễn biến phức tạp tại các nước trên thế giới. Tại Việt Nam, dịch COVID-19 đã và đang được kiểm soát tốt, trong nhiều ngày qua không ghi nhận trường hợp mắc tại cộng đồng, song nguy cơ ghi nhận ca bệnh mới vẫn hiện hữu. Cùng với dịch bệnh COVID-19, vào thời điểm cuối năm 2020 đầu năm 2021 nguy cơ các bệnh mùa đông xuân cũng luôn rình rập vì thế ý thức phòng bệnh vẫn luôn phải được đưa lên hàng đầu.

Theo Nghị định 117/2020/NĐ-CP, sẽ tăng mạnh mức xử phạt đối với hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng khi có yêu cầu để phòng dịch từ ngày 15/11/2020.

Cụ thể, tại Điểm a Khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 03 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Hiện nay, Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Như vậy, từ ngày 15/11/2020, hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng khi có yêu cầu để phòng dịch, có thể bị phạt tới 3 triệu đồng.

Ngoài ra, Nghị định 117/2020/NĐ-CP cũng tăng mức xử phạt đối với hành vi không thông báo UBND và cơ quan y tế dự phòng trên địa bàn về các trường hợp mắc bệnh dịch theo quy định của pháp luật từ cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng (như hiện nay) lên mức từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng.

Minh Hoàng
Ý kiến của bạn
Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn nằm trong danh sách theo dõi nâng hạng Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn nằm trong danh sách theo dõi nâng hạng

Trong báo cáo vừa công bố, tổ chức xếp hạng thị trường chứng khoán quốc tế FTSE Russell chưa nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam. Tổ chức xếp hạng cho rằng Việt Nam cần tiếp tục cải thiện tiêu chí nếu muốn đạt mục tiêu nâng hạng vào năm 2025.