Dệt may liên kết hướng đến mục tiêu 43,5 tỷ USD
Tự tin đặt mục tiêu ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu 43,5 tỉ USD trong năm 2022 dựa trên cơ sở đánh giá xu hướng tiêu dùng toàn cầu, lãnh đạo Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng giải pháp chiến lược cho DN trong thời gian tới là liên kết chuỗi tạo sự bền vững, phát triển ổn định.
- Vượt khó khăn, dệt may, da giày, đồ gỗ đóng góp kim ngạch xuất khẩu gần 55 tỷ USD
- Dệt may TNG báo lãi quý 3 hơn 85 tỷ đồng, 9 tháng hoàn thành 97% kế hoạch lợi nhuận năm
- Dệt may Thành Công (TCM) báo lỗ tháng thứ 2 liên tiếp, 9 tháng hoàn thành chưa tới 40% mục tiêu lợi nhuận cả năm 2021
- Ngành Dệt may và Da giầy cần phải làm gì để phục hồi nguồn nhân lực
Mặc dù trong quý 3 năm nay, dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất của ngành dệt may, tuy nhiên đến nay, kim ngạch xuất khẩu vẫn ghi nhận mức tăng 13% so với năm ngoái.
Thông tin trên được đưa ra tại buổi họp báo công bố Cotton Day 2021- sự kiện thường niên do Hiệp hội Dệt may Việt Nam ( VITAS) và Hiệp hội Bông Mỹ (CCI) tổ chức.
10 tháng đầu năm - ngành dệt may ghi nhận giá trị xuất khẩu đạt 32 tỷ USD và dự báo cuối năm nay có thể đạt được kim ngạch ở mức 38,5 tỷ USD, tăng hơn so với con số 36 tỉ USD của cả năm 2020. Trong đó, xuất khẩu may mặc đạt xấp xỉ 24 tỉ USD; xuất khẩu xơ sợi đạt gần 4,5 tỉ USD và vải các loại thu gần 1,9 tỉ USD. Đây có lẽ là lần đầu tiên ngành công nghiệp kéo sợi Việt Nam xuất khẩu số lượng sợi lớn đến thế và cũng là năm đầu tiên nước ta xuất khẩu số lượng vải lớn. VITAS cho rằng, chính quá trình chuyển đổi của ngành trong những năm quá, tăng cường liên kết đã tạo ra kết quả này.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch VITAS, chỉ rõ đại dịch đã làm thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Những đơn hàng veston, sơmi nam - nữ, đầm đều ghi nhận sự sụt giảm; còn nhu cầu về sản phẩm thời trang trong nhà, thể thao và các sản phẩm dệt kim... lại tăng cao.
Sự thay đổi này đặt ra bài toán cho các nhà sản xuất, nhà thiết kế làm sao để bắt kịp xu hướng của người tiêu dùng và đòi hỏi của thị trường toàn cầu. Bên cạnh đó, việc lựa chọn nguyên liệu đầu vào cũng là yếu tố quan trọng khi hiện nay bông là lựa chọn số 1 cho ngành công nghiệp kéo sợi Việt Nam.
Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cho biết: "Chính liên kết chuỗi tạo ra sự chia sẻ từ kéo sợi, dệt nhuộm và may. Người lao động đã quay trở lại làm việc ở các nhà máy 92-93%. Tôi cho rằng đó là phát triển bền vững của dệt may. Khi có hỗ trợ chia sẻ, trong này có hỗ trợ chia sẻ của Nhà nước".
Tự tin đặt mục tiêu ngành dệt may Việt Nam xuất khẩu 43,5 tỉ USD trong năm 2022 dựa trên cơ sở đánh giá xu hướng tiêu dùng toàn cầu, lãnh đạo VITAS cho rằng giải pháp chiến lược cho DN trong thời gian tới là liên kết chuỗi tạo sự bền vững, phát triển ổn định; nắm được sự thay đổi của thị hiếu, xu thế của các nhãn hàng mục tiêu và phát huy lợi thế của một đất nước sản xuất dệt may có trách nhiệm với nhãn hàng; bảo đảm chất lượng, thời gian giao hàng...
Đặc biệt, tuân thủ đòi hỏi, đánh giá của nhãn hàng về trách nhiệm xã hội, về phát triển bền vững, tác động môi trường... "Ngành dệt may Việt Nam đang tập trung đầu tư vào lĩnh vực phần cung thiếu hụt để tận dụng được lợi ích, tạo ra được lợi thế từ nguyên liệu Việt Nam, từ vải Việt Nam" - ông Giang nói.
Ông Võ Mạnh Hùng, đại diện Hiệp hội Bông Mỹ tại Việt Nam, nói: "1 năm, nhãn hàng thời trang, ví dụ như H&M phải giảm thiểu bao nhiêu % tác hại môi trường. Tất cả những điều đó đều được luật hóa, lượng hóa bởi các nhãn hàng. Bởi vậy đến năm 2025, tất cả các nhãn hàng đã chuyển qua sử dụng bông bền vững mà các doanh nghiệp Việt Nam không kịp đi theo, tôi nghĩ đó gọi là mất lợi thế cạnh tranh".
Cotton Day năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 1/12 theo hình thức trực tuyến, trong đó nhấn mạnh đến việc cung cấp các giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam thích nghi với nhu cầu thị trường của giai đoạn hậu COVID-19.
HM (T/h)Công cuộc số hóa chợ hay tiệm tạp hóa truyền thống không chỉ đơn thuần gói gọn trong việc quét mã QR để thanh toán. Đây là một "cuộc chơi lớn" với 1,4 triệu tạp hoá đang chờ “lên đời công nghệ".