Dệt may Thành Công (TCM): Cổ phiếu liên tục giảm xuống 66.000 đồng/cp, tháng 8 bất ngờ báo lỗ hơn 6 tỷ đồng
Trên thị trường, cổ phiếu TCM cuối năm 2020 và sang quý 1/2021 rất hứa hẹn, tăng vọt lên đạt đỉnh tại mức 115.000 đồng/cp chỉ sau thời gian ngắn. Dù vậy, hiện cổ phiếu TCM đang rơi mạnh và "quay về nơi bắt đầu" với 66.100 đồng/cp.
Dệt may Thành Công (TCM) vừa tổng kết tình hình kinh doanh tháng 8/2021 với diễn biến tiếp tục không khả quan. Tiếp nối đà giảm của tháng trước, doanh thu tháng 8 của Công ty giảm mạnh 23% xuống còn 10,5 triệu USD, tương đương 238 tỷ đồng. Khấu trừ chi phí, TCM thậm chí lỗ sau thuế 282.425 USD, tương đương -6,4 tỷ đồng.
Theo TCM, kinh doanh giảm mạnh do tình hình dịch bệnh phức tạp, đơn vị thực hiện làm việc giãn cách nên năng suất lao động ngành may không đạt kế hoạch. Trong khi đó, chi phí hoạt động theo phương thức 3 tại chỗ cao, dẫn đến biên lợi nhuận gộp không cao và lỗ sau thuế.
Lũy kế 8 tháng, doanh thu đạt 106 triệu USD, tương đương 2.406 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước và thực hiện 59% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế 5,48 triệu USD, tương đương 124 tỷ đồng, giảm 24,4% và thực hiện 44,4% kế hoạch năm.
TCM cho biết Công ty đã nhận đơn hàng đến cuối năm 2021 và quý 1/2022, song dù tổ chức hoạt động theo phương thức 3 tại chỗ" tuy nhiên vẫn không đủ năng lực để đáp ứng được nhu cầu. Chưa kể, việc thực hiện giãn cách xã hội kéo dài đã ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của các công ty dệt may với khoảng 50% nhà máy đặt tại miền Nam. Hiện, tỷ lệ nhà máy phải đóng cửa đã lên tới 35% do không đủ kinh phí để thực hiện "3 tại chỗ".
Chưa kể, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại khu vực phía Nam có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng, do các công ty không thể vận chuyển nguyên liệu và thiếu nguồn nhân lực để đảm bảo thời gian giao hàng.
Trên thị trường, cổ phiếu TCM cuối năm 2020 và sang quý 1/2021 rất hứa hẹn, tăng vọt lên đạt đỉnh tại mức 115.000 đồng/cp chỉ sau thời gian ngắn. Dù vậy, hiện cổ phiếu TCM đang rơi mạnh và "quay về nơi bắt đầu" với 66.100 đồng/cp.
Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.