Dh Foods doanh thu 100 tỷ đồng, phủ khắp các kệ hàng Vinmart, Bách Hóa Xanh, vẫn lên Shark Tank gọi vốn: Cộng đồng mạng cho rằng “bác lên quảng cáo là chính”

Doanh nghiệp - Doanh nhân
10:33 AM 31/05/2021

Chính bản thân Shark Việt cũng thừa nhận, mô hình của Dh Foods đã ổn rồi, không có chỗ nào để thuyết phục ông cùng tham gia với doanh nghiệp.

Tập 5 Shark Tank Việt Nam mùa 4 có sự xuất hiện của CEO Nguyễn Trung Dũng cùng thương hiệu gia vị vô cùng quen thuộc: Dh Foods. Ông Dũng đến Shark Tank Việt Nam để gọi 12 tỷ đồng cho 3% cổ phần công ty.

Theo chia sẻ, ông Dũng từng có thời gian dài sinh sống và làm việc tại Ba Lan. Tuy nhiên, ông nhận thấy, trên kệ hàng của siêu thị ở Ba Lan, Cộng hòa Séc có rất nhiều gia vị đặc sản Thái Lan, Nhật Bản nhưng Việt Nam thì không có. Muốn thưởng thức gia vị nước nhà, ông phải đi hàng trăm km đến khu vực cộng đồng người Việt mới mua được.

Năm 2010, ông Dũng trở về Việt Nam và nhận thấy, Việt Nam có rất nhiều gia vị đặc sản vùng miền nhưng do sản xuất nhỏ lẻ, bao bì chưa bắt mắt nên ít được biết tới. Từ đó, ông Dũng khởi nghiệp với gia vị đặc sản Việt ở tuổi 50. Đến nay, sau 8 năm thành lập, sản phẩm của Dh Foods có mặt tại hầu hết các hệ thống siêu thị trên toàn quốc và xuất khẩu đi các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Anh, Đức Hà Lan.

Dh Foods doanh thu 100 tỷ đồng, phủ khắp các kệ hàng Vinmart, Bách Hóa Xanh, vẫn lên Shark Tank gọi vốn: Cộng đồng mạng cho rằng “bác lên quảng cáo là chính” - Ảnh 1.

Về bức tranh tài chính, CEO Nguyễn Trung Dũng cho biết trong 5 năm gần nhất, Dh Foods tăng trưởng trung bình 50%/năm, doanh thu gần nhất đạt 100 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận ròng trong năm 2020 là 10%.

Ông Dũng mong muốn các Shark cùng tham gia để đi nhanh hơn và xa hơn. Thậm chí ông còn nhận định kể cả khi Dh Foods tăng trưởng chậm hơn với mức khoảng 30% thì đến năm 2025, các nhà đầu tư vẫn sẽ hoàn vốn và có lời. Tuy nhiên, Shark Phú phản biện rằng kể cả tăng gấp đôi doanh thu thì điều đó vẫn không thể được.

Vị cá mập đến từ Sunhouse cũng cho biết CEO đang đưa ra định giá khá cao, nếu giảm xuống một nửa thì ông sẽ xem xét với một điều kiện trả lời được câu hỏi nâng quy mô sản xuất lên như thế nào, và giải quyết khó khăn ra sao.

Trong khi đó, Shark Việt nhìn nhận: "Tôi thấy doanh nghiệp của anh ổn rồi, tôi thấy không có chỗ nào để thuyết phục tôi vào với anh, nên tôi không đầu tư".

Sau cùng, Shark Hưng đưa ra đề nghị 12 tỷ đồng cho 15% (3% cho mỗi nhà đầu tư, nếu các cá mập khác đồng ý). CEO Nguyễn Trung Dũng từ chối và và đưa ra mức định giá mới là 12 tỷ đồng cho 5%, tương đương 1% cho mỗi nhà đầu tư. Cuối cùng, dàn "cá mập" đều không đồng ý và nhà sáng lập ra về tay trắng.

Ngay sau khi Dh Foods lên sóng, nhiều người xem đã bày tỏ sự thích thú khi biết gương mặt của người đứng sau các lọ gia vị họ vẫn hay sử dụng. Trên fanpage Shark Tank, một số người dùng còn tranh thủ khoe những bức ảnh về lọ gia vị Dh Foods ngay trong căn bếp nhà mình.

Dh Foods doanh thu 100 tỷ đồng, phủ khắp các kệ hàng Vinmart, Bách Hóa Xanh, vẫn lên Shark Tank gọi vốn: Cộng đồng mạng cho rằng “bác lên quảng cáo là chính” - Ảnh 3.

Ảnh: Fanpage Shark Tank Việt Nam

Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiều người xem nhìn nhận rằng với mô hình ổn định và độ phủ khắp các siêu thị Vinmart, Bách Hóa Xanh, Coop, BigC…CEO Dh Foods có lẽ lên gọi vốn chỉ nhằm mục đích quảng cáo là chính.

Một số bình luận của người dùng mạng xã hội:

"Thật ra bác lên sóng để PR thôi chứ nhìn kết quả kinh doanh là biết bác không cần tiền. Bác đưa ra đề nghị 12 tỉ đồng cho 3% nghĩa là tự định giá công ty khoảng gần 400 tỉ đồng. Với 1 người đã 6x tuổi và kinh doanh 30 năm thì bác thừa biết đó là con số rất phi lý. Dù gì nói riêng trên lĩnh vực thực phẩm, công ty bác có thể vẫn đang ngang cơ với Richy của Shark Phú cho nên đây là 1 lần quảng bá trên TV thành công của bác thôi".

"Định giá công ty thế này khả năng là bác lên chương trình marketing là chính. Doanh thu và dòng tiền ổn định thế này thì không cần lên chương trình gọi vốn nữa".

"Bác lên đây quảng bá thương hiệu là chính, dù sao vẫn chúc mừng bác".


Nhật Anh
Ý kiến của bạn
Đẩy mạnh chuyển đổi số cho các mô hình kinh doanh truyền thống Đẩy mạnh chuyển đổi số cho các mô hình kinh doanh truyền thống

Công cuộc số hóa chợ hay tiệm tạp hóa truyền thống không chỉ đơn thuần gói gọn trong việc quét mã QR để thanh toán. Đây là một "cuộc chơi lớn" với 1,4 triệu tạp hoá đang chờ “lên đời công nghệ".