ĐHCĐ thường niên liệu có là điều kiện “Cần và đủ”, để quyết định đầu tư?

Đầu tư và Tiếp thị
07:50 AM 09/08/2022

Đóng cửa giao dịch ngày 8/8/2022, VN-Index tăng 4,01 điểm lên 1.256,75 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 699,3 triệu đơn vị, tương ứng gần 15.800 tỷ đồng. Toàn sàn có 271 mã tăng giá, 189 mã giảm giá và 75 mã đứng giá.

HNX-Index tăng 1,43 điểm lên 301,33 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 96 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1.935,5 tỷ đồng. Toàn sàn có 122 mã tăng giá, 87 mã giảm giá và 45 mã đứng giá.

UPCOM-Index tăng 1 điểm lên 92,32 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 48,2 triệu đơn vị, tương ứng hơn 830,7 tỷ đồng. Toàn sàn có 199 mã tăng giá, 92 mã giảm giá và 56 mã đứng giá.

Dù thị trường tăng, nhưng khối ngoại bán ròng 99,24 tỷ đồng trên HOSE và 27,14 tỷ đồng trên UPCOM, trong khi chỉ mua ròng 37,12 tỷ đồng trên HNX.

Doanh nghiệp "thiếu minh bạch" thông tin đại hội cổ đông

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông bao gồm Đại hội đồng thường niên và Đại hội đồng bất thường.

Hết tháng 7/2022, quá thời hạn quy định song nhiều doanh nghiệp không công bố thông tin họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022.

Tuy nhiên, theo thông báo số 2447 ngày 27/7/2022 của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, đến nay có 56 doanh nghiệp không công bố thông tin họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022.

Nếu 2 năm trước, phần lớn doanh nghiệp chậm họp tổ chức đại hội đồng cổ đông "đổ thừa" lý do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Sang năm nay, mặc dù cơ quan quản lý "nhắc nhở" song nhiều doanh nghiệp không giải trình lý do không tổ chức họp đại hội đồng cổ đông. Do đó, HNX đã áp dụng hình thức hạn chế giao dịch đối với các cổ phiếu của các tổ chức đăng ký giao dịch đó.

Trên thực tế, số lượng doanh nghiệp vi phạm công bố thông tin họp đại hội đồng cổ đông chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trên thị trường song ảnh hưởng đến quyền lợi nhiều cổ đông, tính minh bạch thông tin và tuân thủ pháp luật của lãnh đạo doanh nghiệp.

Vai trò của ĐHCĐ thường niên đối với các doanh nghiệp

Đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm một lần, trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Theo đề nghị của Hội đồng quản trị, Cơ quan đăng ký kinh doanh có thể gia hạn, nhưng không quá 06 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

Đại hội đồng cổ đông thường niên thảo luận và thông qua các vấn đề sau đây: kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; báo cáo tài chính hằng năm; báo cáo của Hội đồng quản trị về quản trị và kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị và từng thành viên Hội đồng quản trị; báo cáo của Ban kiểm soát về kết quả kinh doanh của công ty, về kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của Ban kiểm soát và của từng Kiểm soát viên; mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền.

Đại hội đồng cổ đông bất thường có thể được triệu tập bởi Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát và cổ đông hoặc nhóm cổ đông theo khoản 2 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2014.

Hội đồng quản trị quyết định triệu tập họp bất thường Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây: Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty; số thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát còn lại ít hơn số thành viên theo quy định của pháp luật; theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 114 của Luật Doanh nghiệp 2014; theo yêu cầu của Ban kiểm soát và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

Bên cạnh những hạn chế của các doanh nghiệp vi phạm công bố thông tin họp đại hội đồng cổ đông, thì ngược lại đó là những doanh nghiệp tuân thủ và tổ chức ĐHCĐ thường niên 2022 thành công trong đó có PGT Holdings (HNX: PGT).

ĐHCĐ thường niên liệu có là điều kiện “Cần và đủ”, để quyết định đầu tư? - Ảnh 1.

Sáng 17/06, ĐHĐCĐ thường niên 2022 của CTCP PGT Holdings (HNX: PGT) đã thông qua những vấn đề quan trọng về định hướng kinh doanh và tăng vốn trong năm 2022.

Đặc biệt vấn đề cổ phiếu của doanh nghiệp được rất nhiều các cổ đông lưu tâm. Tổng Giám đốc PGT Holdings chia sẻ về việc giá cổ phiếu PGT tăng mạnh nhưng hiện tại đã hạ thấp.

"Năm 2021, tuy chịu tác động lớn của dịch COVID-19 nhưng Công ty vẫn có thể khắc phục được các khoản lỗ, xóa bỏ các yếu tố hạn chế của Công ty con và thu được lợi nhuận, qua đó giá cổ phiếu PGT tăng cao, đạt mức cao nhất kể từ khi PGT niêm yết trên sàn chứng khoán.

Đến nay, tôi rất lấy làm tiếc khi giá cổ phiếu không còn như năm trước do chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của thị trường chung. Dù vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá sẽ tốt hơn, hồi sinh sau đợt giảm mạnh, do đó PGT vẫn có kế hoạch tăng giá trị thực chất của cổ phiếu PGT thông qua tăng hiệu quả hoạt động của các công ty con, huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu", ông Kakazu Shogo_CEO của PGT Holdings chia sẻ

ĐHCĐ thường niên liệu có là điều kiện “Cần và đủ”, để quyết định đầu tư? - Ảnh 2.

Ông Kakazu Shogo_CEO của PGT Holdings

Nhận định khách quan thêm về thị trường, vị Tổng Giám Đốc của PGT Holdings cũng nhấn mạnh.

"Thị trường chứng khoán là thị trường hết sức nhạy cảm, là thị trường của niềm tin. Do đó, tính minh bạch là điều cần đặc biệt chú trọng. Một thị trường chứng khoán phát triển tốt và bền vững cần dựa trên nhân tố cốt lõi là niềm tin của giới đầu tư và niềm tin này chỉ có thể có nếu thị trường thực sự công khai, minh bạch. Nếu doanh nghiệp không chú trọng những điều này, việc mất niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường sẽ là điều tất yếu.

Nền kinh tế và các cổ phiếu Việt Nam khi đã được chiết khấu một cách tương đối có thể trở thành một trong những điểm trú ẩn của dòng tiền. Đây cũng chính là lý do dòng tiền nước ngoài đã bắt đầu giải ngân dần trở lại. Khi nền kinh tế tiếp tục duy trì yếu tố tăng trưởng như vậy, với góc nhìn dài hạn hơn trong TTCK, đó vẫn là một cơ hội rất tuyệt vời ở thị trường Việt Nam.

Thêm vào đó ông Kakazu Shogo luôn nhấn mạnh yếu tố cơ bản của doanh nghiệp là sự minh bạch về thông tin tới công chúng. Sự minh bạch thông tin có thể được xem như tấm vé thông hành cho các doanh nghiệp niêm yết trên con đường phát triển bền vững. Từ đó các nhà đầu tư có thể tin tưởng giải ngân và kỳ vọng sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

Trong dài hạn, khi thị trường quay lại những mốc điểm lợi thế, dòng tiền quay lại với thị trường chứng khoán mạnh mẽ hơn, mã cổ phiếu PGT sẽ giúp các nhà đầu tư ăn nên làm ra. Vì thế, PGT là một gợi ý để các nhà tìm hiểu và lựa chọn góp vốn."

Mục tiêu đạt hơn 2 tỷ đồng lợi nhuận

Năm 2022, PGT đặt mục tiêu đạt gần 31 tỷ đồng doanh thu và hơn 2 tỷ đồng lợi nhuận, lần lượt gấp 7.9 lần và 2.4 lần thực hiện năm 2021.

Cơ sở để PGT đặt mục tiêu kinh doanh có lãi đến từ 5 hoạt động chính: Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tài chính vi mô của Công ty TNHH Tài chính Vi mô BMF; Tiến hành kinh doanh các lĩnh vực cho thuê lại lao động và giới thiệu lao động; Cung cấp các dịch vụ công nghệ số hóa, tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing) và chuyển đổi kỹ thuật số (Digital Transformation); Lĩnh vực kinh doanh chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp; Cung cấp các dịch vụ niêm yết công ty cổ phần có nhu cầu niêm yết trên sàn chứng khoán trong và ngoài nước.

Đánh giá hoạt động kinh doanh tài chính vi mô của Công ty con là BMF tại Myanmar, PGT cho biết tình hình đảo chính tại Myanmar đã lắng xuống, nhưng Công ty vẫn có cái nhìn thận trọng về chính trị nước này. Công ty dự kiến sau khi tình hình chính trị Myanmar ổn định trở lại sẽ tiến hành mở rộng hoạt động cho vay tài chính thông qua nền tảng công nghệ.

Về hoạt động kinh doanh lĩnh vực cho thuê lại lao động và giới thiệu lao động, nắm bắt được những nhu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đang thiếu nguồn nhân lực, đặc biệt là các công ty Nhật Bản tại Việt Nam, rất cao. Ngoài ra, trải qua khủng hoảng do dịch bệnh cũng làm ảnh hưởng kinh tế toàn cầu, các công ty phải thu hẹp lại trong tình hình dịch bệnh gây trở ngại khó khăn do những quy định, chính sách chế độ cho người lao động tại Việt Nam khá phức tạp khi thực hiện việc cải tổ bộ máy.

Theo đó, PGT đánh giá những công ty nước ngoài sẽ có nhu cầu thuê lại lao động từ các công ty cho thuê người lao động và vì thế để đáp ứng nhu cầu này, PGT sẽ thông qua công ty con là Công ty TNHH MTV Vĩnh Đại cung cấp dịch vụ về nguồn lao động biết tiếng Nhật, từng du học hoặc/và có kinh nghiệm làm việc tại Nhật Bản.

Song song với đó, PGT Holdings còn là cầu nối trong chuỗi cung ứng giữa Việt Nam_Nhật Bản. PGT Holdings kết nối tỉnh Đồng Tháp với các đoàn khảo sát của Nhật Bản về nguồn nhân lực, năng lượng tái tạo, năng lượng điện, năng lượng tự nhiên. Đồng thời, PGT cũng sẽ giúp đỡ các doanh nghiệp của tỉnh thử nghiệm công nghệ kỹ thuật tiên tiến của Nhật Bản vào sản xuất kinh doanh, hỗ trợ xuất khẩu một số phụ phẩm sang Nhật Bản để phục vụ ngành chăn nuôi…

Trong lĩnh vực giáo dục, PGT Holdings sẽ tạo điều kiện cho các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thực hiện chương trình thực tập cho ngành Điều dưỡng, Công nghệ thông tin, các lĩnh vực doanh nghiệp cần như kế toán và kỹ sư điện.

PGT Holdings và UBND tỉnh Đồng Tháp cùng hỗ trợ Trường cao đẳng Y tế Đồng Tháp và các trường khoa học sức khoẻ của tỉnh Okinawa thực hiện các trao đổi chương trình đào tạo, giảng viên, sinh viên và cán bộ quản lý; chương trình đào tạo điều dưỡng quốc tế theo tiêu chuẩn Nhật Bản.

ĐHCĐ thường niên liệu có là điều kiện “Cần và đủ”, để quyết định đầu tư? - Ảnh 3.

Ông Kakazu Shogo_CEO PGT Holdings (Đại sứ thiện chí của tỉnh Okinawa tại Việt Nam) buổi trao đổi, làm việc trực tiếp với tỉnh Đồng Tháp.

PGT Holdings cung cấp nguồn lao động chất lượng cao cho các doanh nghiệp Nhật Bản, đồng thời tạo cơ hội việc làm uy tín, thu nhập cao cho người lao động Việt muốn phát triển tại đất nước mặt trời mọc.

Song song với các hoạt động mang ý nghĩa cộng đồng, kết quả kinh doanh của PGT Holdings và 3 công ty con tại Việt Nam, Myanmar, Nhật Bản đều đạt được kết quả tích cực.

Hiện tại, thị trường đang biến động mạnh với những phiên giảm sâu. Nhiều nhà đầu tư có tâm lý hoảng loạn bán tháo cổ phiếu nhưng cũng có không ít nhà đầu tư chọn đây là thời cơ để mua cổ phiếu cơ bản tốt để đầu tư cho chu kỳ dài hạn. Với những tín hiệu tốt về kết quả kinh doanh và triển vọng phát triển trong năm 2022, PGT là nhân tố được nhiều nhà đầu tư chọn lựa để đặt niềm tin.

Chào bán riêng lẻ 2 triệu cổ phiếu

Đại hội cũng đã thông qua phương án chào bán riêng lẻ 2 triệu cp cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp trong và ngoài nước. Giá chào bán dự kiến tối thiểu 10,000 đồng/cp.

Thời gian thực hiện trong vòng 90 ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản chấp thuận. Số cổ phần chào bán riêng lẻ sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm theo quy định của pháp luật.

Sau khi hoàn tất phát hành, vốn điều lệ của PGT dự kiến tăng từ hơn 92 tỷ đồng lên hơn 112 tỷ đồng.

Toàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán lần này dự kiến là 20 tỷ đồng, được dùng để bổ sung vốn lưu động của Công ty con tại Việt Nam (10 tỷ đồng), tăng nguồn vốn lưu động Công ty tài chính vi mô tại Myanmar (7 tỷ đồng) và bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động kinh doanh (3 tỷ đồng).

Khép lại phiên giao dịch ngày 8/8/2022, mã PGT trên sàn HNX đóng cửa giao dịch với mức giá 6,100 VNĐ.

Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn