Đi ngược dòng lũ về phía nhân dân
Mấy ngày qua, hoàn lưu của cơn bão số 3 (Wipha) đã đổ bộ và gây ra những trận mưa lũ lịch sử, chưa từng có tại miền Tây xứ Nghệ, để lại những hậu quả hết sức nặng nề về người và tài sản. Trước tình hình đó, với tinh thần "Vì nhân dân phục vụ" lực lượng Công an tỉnh Nghệ An đã không quản ngại khó khăn, hiểm nguy, "đi ngược dòng lũ" để kịp thời có mặt, sát cánh cùng đồng bào ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, mang lại niềm tin và sự sẻ chia trong hoạn nạn.
- Nghệ An: Kêu gọi chung tay cứu trợ đồng bào bị thiệt hại nặng nề do bão số 3
- Nghệ An: Chủ động, quyết liệt, kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả lũ lụt
- Nghệ An “kích hoạt” các giải pháp ứng phó với mưa bão
- Nhà báo Vũ Thái Quảng: “Đi và đến” trên hành trình nhân ái
- Nhà báo Vũ Thái Quảng: Lan tỏa tinh thần vì cộng đồng từ những hoạt động thiện nguyện

CAND sát cánh cùng đồng bào ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai
Thiệt hại nặng nề và cuộc chiến không ngừng nghỉ
Ảnh hưởng của bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây ra mưa to đến rất to trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Lũ ống, lũ quét và sạt lở đất đã xảy ra tại hơn 40 xã miền núi như Keng Đu, Bạch Ngọc, Đông Thành, Châu Bình, Mường Xén, Nga my, Hữu Kiện, Nậm Cắn, Nghĩa Đàn, Anh Sơn, Tân Kỳ, Quỳ Hợp... Đến 10h ngày 25/7/2025, toàn tỉnh Nghệ An có 16 xã bị cô lập hoàn toàn và cô lập một phần với 146 thôn bản có 13.178 hộ trong đó là 61.710 khẩu, nhiều xã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây ra những thiệt hại ban đầu đáng lo ngại: 04 người tử vong, 1 người mất tích do đánh bắt cá, 04 người bị thương. Nhà bị hư hỏng, tốc mái là 1.170 nhà và hơn 3.700 căn nhà bị ngập sâu, nhiều bản làng bị cô lập hoàn toàn, mất điện và mất kết nối thông tin liên lạc.. Các tuyến quốc lộ huyết mạch như Quốc lộ 7 và Quốc lộ 16, nối miền xuôi với các xã vùng cao và các huyện biên giới, bị chia cắt nghiêm trọng do lũ và sạt lở đất, với hàng chục điểm ngập sâu, bùn đất dày đặc.

Các xã vùng cao và các huyện biên giới, bị chia cắt nghiêm trọng do lũ và sạt lở đất, với hàng chục điểm ngập sâu, bùn đất dày đặc.
Trước tình hình khẩn cấp, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An đã ra "Lời kêu gọi" toàn xã hội chung tay ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do mưa lũ, với cam kết sẽ tiếp nhận, phân bổ kịp thời, công khai, minh bạch và đúng đối tượng mọi nguồn ủng hộ.
Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ Công an Nghệ An tiên phong "đi ngược dòng lũ".
Theo số liệu báo cáo nhanh đến 17h ngày 26/7. Thiệt hại nhà ở là 6.629 và có 25 điểm trường bị thiệt hại. Tổng số xã đang bị cô lập hoàn toàn là 01 xã có 21 thôn, bản có 1.431 hộ trong đó cụ thể là 6.868 khẩu ( Nhôn Mai) Có 09 xã bị cô lập một phần là 57 thôn, bản thôn bản có 5.146 hộ trong đó là 24.661nhân khẩu, nhiều xã bị cô lập do đường sạt lở và bùn đất lấp hết toàn bộ mặt đường, có 02 xã Chiêu Lưu và Yên Hòa bị cô lập do nước đang chay xiết qua 04 chân cầu tràn có 5.956 khẩu. Đặc biệt, diện tích lúa bị thiệt hại là 3.538,8ha, diện tích mạ là 338,4 ha, diện tích rau màu bị thiệt hại là 3.026,2 ha, diện tích cây trồng lâu năm bị thiệt hại là 119,3 ha, cây trồng hàng năm bị thiệt hại là 7.281,9 ha, cây ăn quả bị thiệt hại là 64,4 ha, rừng có bị đổ cây là 934,4 ha và ao nuôi trồng thủy sản 660,8 ha bị nhấn chìm, cùng 239 lồng bè hư hỏng, riêng về gia súc bị chết là 1.291 con và gia cầm bị chết và cuốn trôi là 46.698 con cùng với nhiều tuyến đường, cầu cống bị hư hỏng nặng, giao thông tê liệt

Đi vào vùng ngập lụt

Hỗ trợ di chuyển vật dụng cho nhân dân
Công an tỉnh Nghệ An đã nhanh chóng triển khai, huy động lực lượng khẩn trương sơ tán 3.440 hộ dân, cùng nhiều tài sản từ vùng nguy hiểm, xung yếu đến nơi an toàn và tăng cường hơn 500 CBCS, cùng nhiều nhu yếu phẩm, trang thiết bị, phương tiện tăng cường hỗ trợ nhân dân, tại các vùng chịu ảnh hưởng do mưa lũ; các đơn vị, địa phương đã huy động hơn 4.250 CBCS tăng cường địa bàn cơ sở; Tham mưu huy động hơn 10.000 lượt lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở thường trực tại các điểm sạt lở, ngập sâu để cắm biển cảnh báo, cảnh giới không để người dân qua lại và tăng cường thêm 300 CBCS thuộc các phòng nghiệp vụ công an tỉnh đến các địa bàn xung yếu hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Trước đó, vào ngày 24/7, Công an tỉnh tiếp tục tổ chức xuất quân, huy động thêm hàng trăm cán bộ, chiến sĩ thuộc Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Cảnh sát Cơ động dự bị chiến đấu (tổng cộng 240 cán bộ chiến sĩ) tăng cường cho 08 xã chịu hậu quả nặng nề nhất, bao gồm Nhôn Mai, Lượng Minh, Hữu Kiệm, Mường Xén, Con Cuông, Chiêu Lưu, Tam Thái, Thành Bình Thọ.

Lực lượng Công an đã hành quân về với đồng bào
Với tinh thần khẩn trương và không quản ngại khó khăn, lực lượng Công an đã hành quân về với đồng bào. Dù việc tiếp cận các địa bàn bị ảnh hưởng gặp rất nhiều thách thức do đường sá sạt lở, nước lũ chia cắt, đặc biệt là tuyến Quốc lộ 7A bị tê liệt, khiến việc di chuyển chậm lại. Nhiều tổ công tác thậm chí phải ở lại các xã Con Cuông và Anh Sơn để hỗ trợ bà con. Đến sáng 25/7, 03 Tổ công tác đã tiếp cận được khu vực địa bàn xã Tương Dương, Nghệ An.

Phương châm "nước rút đến đâu, khắc phục đến đó"
Khi đã đến được địa bàn, các cán bộ, chiến sĩ đã nhanh chóng triển khai nhiệm vụ với phương châm "nước rút đến đâu, khắc phục đến đó", ưu tiên giúp đỡ các hộ neo đơn, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Các hoạt động cụ thể bao gồm:
Khôi phục hạ tầng thiết yếu: Lực lượng Công an đã tập trung nạo vét bùn đất, tổng dọn vệ sinh tại Bệnh viện Đa khoa Tương Dương để nhanh chóng khôi phục hoạt động khám chữa bệnh cho người dân. Họ cũng khẩn trương huy động máy móc, nhân lực nỗ lực thông tuyến Quốc lộ 7 – tuyến đường huyết mạch bị chia cắt nghiêm trọng.

Nỗ lực nhanh chóng vệ sinh môi trường tại các khu dân cư

Hỗ trợ giúp dân vận chuyển ra khỏi vùng lũ đang lên
• Hỗ trợ dọn dẹp nhà cửa và môi trường: Cán bộ, chiến sĩ đã tích cực giúp người dân dọn dẹp nhà cửa, nạo vét bùn đất, và vệ sinh môi trường tại các khu dân cư, trụ sở cơ quan, trường học ở các xã như Tương Dương, Tam Thái, Tam Quang.
• Sơ tán và đảm bảo an toàn: Tại xã Yên Hòa, Công an xã đã lập các chốt ở đập tràn Xốp Cốc, túc trực 24/24 giờ để cấm người và phương tiện qua lại, đồng thời hỗ trợ đưa những trường hợp khẩn cấp qua suối an toàn. Lực lượng này cũng phối hợp chính quyền tổ chức di dời hơn 200 hộ dân ở bản Xốp Cốc, bản Tạt và bản Cành Tảng đến nơi an toàn do nguy cơ sạt lở cao. Tại xã Nhôn Mai, sau trận lũ quét bất ngờ khiến cầu cống bị cuốn trôi, nhà cửa đổ sập, Công an xã đã gấp rút hỗ trợ người dân tháo dỡ nhà cửa, di dời toàn bộ tài sản đến nơi an toàn, thậm chí cương quyết cưỡng chế sơ tán đối với những trường hợp không tự giác chấp hành để phòng tránh rủi ro.

Lực lương CSGT chuyển lương thưc, thực phẩm đến vùng cách ly do ngập lụt
• Phối hợp cứu trợ khẩn cấp: Công an xã Anh Sơn đã chủ động kêu gọi và phối hợp với Đoàn thiện nguyện chùa Vĩnh Quang, nhóm Bếp cơm Nhất Tâm Chay cùng các mạnh thường quân tại Hà Nội tổ chức chương trình cứu trợ khẩn cấp. Đây là đoàn cứu trợ đầu tiên tiếp cận được với các khu vực bị cô lập và thiệt hại nặng như thị trấn Kim Nhan cũ và xã Đức Sơn cũ. Tổng cộng 370 suất quà trị giá khoảng 150 triệu đồng (gồm tiền mặt, áo phao, đèn pin, nhu yếu phẩm) đã được trao tận tay cho bà con vùng lũ, hỗ trợ những khó khăn ban đầu.

Công An Nghệ An với hơn 4.250 CBCS tăng cường địa bàn cơ sở hỗ trợ vùng lũ lụt
Chỉ đạo sát sao và tấm lòng sẻ chia
Lãnh đạo Công an tỉnh Nghệ An đã trực tiếp xuống địa bàn, bám sát cơ sở để chỉ đạo và tổ chức hỗ trợ Nhân dân. Đồng chí Đại tá Nguyễn Đức Cường, Phó Giám đốc Công an tỉnh, đã tham gia Đoàn công tác của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đức Trung, trực tiếp kiểm tra công tác khắc phục hậu quả lũ lụt tại xã Chiêu Lưu – một trong 13 xã bị cô lập một phần. Chỉ đạo của lãnh đạo nhấn mạnh việc nhanh chóng bố trí, triển khai lực lượng dọn dẹp nhà cửa, nạo vét bùn đất theo phương châm "nước rút đến đâu, khắc phục đến đó". Các phòng Công an tỉnh và Công an các xã, phường không bị thiệt hại cũng được yêu cầu sẵn sàng quân số để điều động khi có yêu cầu.


Giúp người dân dọn dẹp nhà cửa, nạo vét bùn đất,
Không chỉ trực tiếp xông pha tại các khu vực xung yếu, Công an tỉnh Nghệ An còn phát huy mạnh mẽ truyền thống "tương thân, tương ái", "lá lành đùm lá rách" của dân tộc. Hưởng ứng Lời kêu gọi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An, sáng 25/7/2025, Công an tỉnh đã tổ chức Lễ phát động quyên góp ủng hộ đồng bào, cán bộ, chiến sĩ bị thiệt hại do thiên tai gây ra. Đại tá Đinh Việt Dũng, Giám đốc Công an tỉnh, đã kêu gọi toàn thể cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng Công an Nghệ An đóng góp ít nhất 1 ngày lương với tinh thần "cao nhất, nhanh nhất, kịp thời nhất".

Công an tỉnh Nghệ An đã trao 450 triệu đồng trong số tiền quyên góp được cho Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An để kịp thời hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Chỉ trong buổi lễ phát động, khoảng 2 tỷ đồng đã được quyên góp từ cán bộ, chiến sĩ và vận động các đoàn hảo tâm. Chiều cùng ngày 25/7, Công an tỉnh Nghệ An đã trao 450 triệu đồng trong số tiền quyên góp được cho Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An để kịp thời hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại nặng nề do bão lũ. Về mặt hậu cần, Công an tỉnh cũng đã chuẩn bị các nhu yếu phẩm thiết yếu như nước uống, mì tôm, lương khô để phục vụ lực lượng tham gia phòng chống, khắc phục hậu quả và hỗ trợ, trao tặng cho bà con nhân dân vùng bị ảnh hưởng. Trong thời gian tới, Công an tỉnh Nghệ An sẽ tiếp tục tổ chức các đoàn trực tiếp đi trao tặng quà tới đồng bào, cán bộ, chiến sĩ chịu thiệt hại và các lực lượng hỗ trợ để từng bước ổn định cuộc sống.

"Vì nhân dân phục vụ"

Vững vàng cùng đồng bào vượt qua khó khăn
Mặc dù một số vùng ngập lụt nước đang rút dần, nhưng thời tiết tại khu vực các xã miền Tây Nghệ An hiện vẫn đang có mưa, nhiều khu vực vẫn bị chia cắt. Lực lượng Công an tỉnh Nghệ An khẳng định sẽ tiếp tục huy động lực lượng giúp người dân dọn dẹp nhà cửa, khắc phục hậu quả mưa lũ, sớm ổn định đời sống, sản xuất.

Lực lượng CAND tiếp tục lên vùng bị thiệt hại do lũ lụt để hỗ trợ Nhân dân
Những hành động thiết thực, kịp thời của lực lượng Công an Nghệ An không chỉ thể hiện vai trò nòng cốt, xung kích trong công tác phòng chống thiên tai, mà còn là minh chứng rõ nét cho tinh thần nghĩa tình, đoàn kết, sẻ chia của người chiến sĩ Công an nhân dân. Với khẩu hiệu "Vì nhân dân phục vụ" và "lúc dân cần, lúc dân khó, có Công an", lực lượng này đã và đang tiếp thêm sức mạnh, niềm tin để bà con vùng lũ vượt qua hoạn nạn, khôi phục sản xuất, và sớm ổn định cuộc sống, góp phần quan trọng vào sự bình yên của xứ Nghệ.
Thái Quảng - Lê Dung
Kinh tế số đang nổi lên như một động lực tăng trưởng mới, có khả năng bù đắp phần nào những thách thức hiện tại và mở rộng dư địa tăng trưởng trong dài hạn.