Đi tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm nghề mây tre lá

Thị trường
04:17 PM 04/11/2020

Theo số liệu công bố tại một hội thảo gần đây của Bộ NN&PTNT, kim ngạch xuất khẩu năm 2019 của nghề mây tre lá đạt 474,1 triệu USD, tăng trưởng trên 30% so với năm 2018. Tuy nằm trong nhóm nghề thủ công mang nhiều ngoại tệ nhất về cho đất nước, nhưng theo ông Trịnh Quốc Đạt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam (Vicrafts), các làng nghề và doanh nghiệp mây tre lá tiếp cận thị trường còn rất kém. Các doanh nghiệp cứ “cắm đầu” vào sản xuất, chưa quan tâm chiến lược tiếp thị…

Đi tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm nghề mây tre lá - Ảnh 1.

Ông Trịnh Quốc Đạt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.

Theo số liệu công bố tại một hội thảo gần đây của Bộ NN&PTNT, kim ngạch xuất khẩu năm 2019 của nghề mây tre lá đạt 474,1 triệu USD, tăng trưởng trên 30% so với năm 2018. Tuy nằm trong nhóm nghề thủ công mang nhiều ngoại tệ nhất về cho đất nước, nhưng theo ông Trịnh Quốc Đạt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam (Vicrafts), các làng nghề và doanh nghiệp mây tre lá tiếp cận thị trường còn rất kém. Các doanh nghiệp cứ "cắm đầu" vào sản xuất, chưa quan tâm chiến lược tiếp thị…

Ở Việt Nam những năm qua, công nghiệp và đô thị phát triển kéo theo áp lực di dân về các thành phố ngày càng tăng. Trong khi đó, nhiều làng nghề nông thôn, trong đó nghề mây tre lá, tuy có vai trò quan trọng giải quyết đời sống việc làm, nhưng lại chưa được đầu tư và hỗ trợ thỏa đáng. Thực tế, các làng nghề vẫn phát triển tự phát, có những làng nghề không phát triển được và có nguy cơ mất nghề. Từ đó, vấn đề "nóng" đang được Bộ NN&PTNT quan tâm nghiên cứu bảo tồn và hỗ trợ để phát triển bền vững.

Thị trường xuất khẩu rộng mở

Theo thống kê chưa đầy đủ của Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (Vietcraft), trên cả nước có 893 làng nghề mây tre lá (làng nghề có trên 30% lao động làm nghề mây tre lá), trong đó có 647 làng có nghề mây tre và 246 làng có nghề cói, lục bình. Tổng hợp mới nhất của Vietcraft cho thấy: Các sản phẩm mây, tre, cói của Việt Nam năm 2019 vừa qua chủ yếu xuất khẩu sang thị trường các nước EU, chiếm 31,44% tỷ trọng và tăng trưởng 35,36% so với năm 2018. Tiếp đến là thị trường Mỹ, chiếm 19,5% và tăng gần gấp đôi so với năm 2018, còn thị trường Nhật Bản chiếm 9,3% và tăng trưởng 10,8%...

Đứng về thị trường các quốc gia riêng lẻ thì Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng mây tre lá lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch nhập khẩu lên đến 128,76 triệu USD, tiếp theo là Nhật Bản 67,7 triệu USD, Đức 27,7 triệu USD, Anh 26,1 triệu USD, Pháp, Tây Ban Nha…

Thương mại toàn cầu của hàng mây tre lá đạt 41 tỷ USD năm 2018 trong đó chủ yếu là tiêu dùng nội địa (38 tỷ USD) và xuất khẩu giữa các nước khoảng 3 tỷ USD. Các nước có sản phẩm mây tre lá xuất khẩu lớn trên thế giới là Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam, Philippines…Như vậy so với kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre lá toàn cầu (3 tỷ USD) thì thị phần hàng mây tre lá Việt Nam mới chiếm 17%.

Đi tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm nghề mây tre lá - Ảnh 2.

Các doanh nghiệp nghề mây tre lá thiếu chiến lược tiếp thị.

Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre cói thảm cả nước đạt gần 250,21 triệu USD, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước. Đứng trên góc độ cạnh tranh giữa các quốc gia có sản xuất hàng mây tre lá xuất khẩu thì Việt Nam có lợi thế về hàng mây tre đan chất lượng trung bình và thấp, lợi thế về hàng đan cói và lục bình. Trung Quốc xếp đầu bảng về nghề dệt chiếu cói ở quy mô công nghiệp. Nhưng, Myanmar mới chính là quốc gia xây dựng được hình ảnh về hàng mây đan chất lượng cao (đã có doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang đây để xuất khẩu trực tiếp từ Myanmar đi các nước trên thế giới).

Trao đổi với Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị, ông Trịnh Quốc Đạt, Phó Chủ tịch Vicrafts, cho rằng, phổ biến các làng nghề mây tre lá vẫn giữ nếp làm ăn xưa cũ. Ngoài yếu kém tiếp thị trước thị trường xuất khẩu, các làng nghề và nhất là các doanh nghiệp nghề mây tre lá còn đối mặt với nhiều khiếm khuyết. Cụ thể như chưa lưu ý đúng mức công đoạn xử lý nguyên liệu sạch, chưa quan tâm đến chứng nhận nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu, ở một số công đoạn chưa kịp thời cải tiến thiết bị công nghệ để tăng năng suất, giảm giá thành cạnh tranh hơn… Những hạn chế này Bộ NN&PTNT đang quan tâm khắc phục bằng cách tổ chức kết nối các làng nghề, cùng xây dựng chiến lược sản xuất và tiếp cận thị trường, nhất là khi Việt Nam đang tham gia các hiệp định CPTPP, EVFTA.

Cần chiến lược tiếp thị

Ông Trịnh Quốc Đạt cho biết thêm, ngoài sự thiếu quan tâm của chính quyền từ Trung ương đến cấp huyện, xã đối với các điều kiện thiết yếu về sản xuất của làng nghề, nhất là quy hoạch mặt bằng đất đai, đầu tư hạ tầng nhà xưởng…, thì về xúc tiến thương mại vẫn để các làng nghề, các doanh nghiệp tự bươn chải, chưa có chiến lược rõ ràng. Theo đó, trong khu vực làng nghề nói chung, nghề mây tre lá nói riêng, cần phải xây dựng mô hình liên kết "chuẩn", có doanh nghiệp chủ công "đầu tàu" tập hợp các hộ nghề, các doanh nghiệp nhỏ, cùng đồng hành thì mới đáp ứng được nhu cầu hợp tác đầu tư cùng phát triển theo kịp xu thế thời đại.

Cùng quan điểm trên, Hiệp hội Vietcraft cũng nhìn nhận các hoạt động xúc tiến thương mại đối với ngành thủ công mỹ nghệ nói chung và nhóm ngành hàng mây tre lá nói riêng còn rất ít có sự đồng hành của nhà nước mà chủ yếu do sự nỗ lực của các doanh nghiệp. Và để bảo tồn phát triển bền vững nghề mây tre lá, theo đề xuất của Hiệp hội Vietcraft, các làng nghề mây tre lá cần được hỗ trợ cải thiện điều kiện sản xuất để đáp ứng được các nhu cầu hợp chuẩn của thế giới, đáng lưu ý phải xây dựng hệ thống truy xuất cho các doanh nghiệp mây tre lá ứng dụng công nghệ chuỗi khối (blockchain).

Đi tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm nghề mây tre lá - Ảnh 3.

Cần tìm đầu ra cho nghề mây tre lá.

Trong chiến lược tiếp thị, các doanh nghiệp làng nghề tập trung đẩy mạnh việc thiết kế và phát triển các sản phẩm mới như là một yếu tố quyết định để tạo giá trị gia tăng và tăng kim ngạch xuất khẩu của ngành. Các phần việc bao gồm: Thuê chuyên gia thiết kế quốc tế thông qua việc liên kết với các tổ chức thiết kế ở nước ngoài, ưu tiên ở châu Âu và Mỹ. Thành lập Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ phát triển ngành mây tre theo Quyết định 11 của Thủ tướng Chính phủ (có thể làm ở Hòa Bình). Hỗ trợ cho CLB Nghệ nhân tạo mẫu cho ngành mây tre lá. Tổ chức các cuộc thi thiết kế quốc gia, nếu có thể mở rộng quy mô quốc tế thường kỳ. Ngoài ra có thể chọn tốp 10 doanh nghiệp mây tre lá "đầu tàu" cả nước để tập trung hỗ trợ phát triển thiết kế trong 3 năm để làm động lực phát triển nghề mây tre lá.

Để thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại một cách hiệu quả, nhà nước các cấp mỗi năm bố trí ngân sách xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp mây tre lá (và các nhóm ngành khác như gốm sứ, dệt thêu) tham dự tối thiểu 2 hội chợ hàng thủ công quốc tế. Xây dựng mối quan hệ hợp tác chiến lược và lâu dài giữa 10 doanh nghiệp mây tre lá đầu tàu của Việt Nam với 10 tập đoàn mua hàng lớn trên thế giới – đây là hoạt động rất quan trọng để phát triển toàn chuỗi giá trị mây tre lá. Bên cạnh việc nâng cấp và hỗ trợ các hội chợ chuyên ngành thủ công mỹ nghệ theo định hướng xuất khẩu hoặc xuất khẩu tại chỗ, cần xây dựng các chương trình truyền thông quảng bá cho ngành nghề mây tre lá một cách chuyên nghiệp.

Lưu Đoàn
Ý kiến của bạn
Sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến đón khoảng 110.000 khách/ngày dịp cao điểm hè Sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến đón khoảng 110.000 khách/ngày dịp cao điểm hè

Theo dự báo của Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, giai đoạn cao điểm Hè, trung bình mỗi ngày có 680 chuyến bay đi và đến. Lịch bay dự kiến vẫn tiếp tục tăng vào các ngày cuối tuần từ thứ Sáu đến Chủ Nhật, lượng khách dự kiến trung bình ngày khoảng 110.000 khách.