Địa điểm 'phải đến' cho những tín đồ sành ăn: Quốc gia có đến 5/10 nhà hàng sao Michelin được xếp hạng cao nhất thế giới

Đầu tư và Tiếp thị
08:05 PM 07/01/2022

Những bữa ăn tại các nhà hàng đạt sao Michelin có thể có giá từ 1,5 USD/món, nhưng tại những nhà hàng được Michelin xếp hạng cao, giá một bữa ăn sẽ đắt hơn nhiều.

Ở nhiều nhà hàng Michelin, ngoài một số bữa ăn có giá 300-400 USD, một số bữa ăn thậm chí còn có mức giá cao hơn.

Để tìm ra những nhà hàng Michelin đắt nhất, trang web về nấu ăn Chef’s Pencil đã nghiên cứu thực đơn bữa tối của hơn 450 nhà hàng trên khắp thế giới.

Top 10

Theo Chef’s Pencil, top 10 nhà hàng Michelin đắt nhất* (nhà hàng đã được trao sao Michelin hoặc nhà hàng được điều hành bởi một đầu bếp đã được trao sao Michelin) bao gồm:

1. Nhà hàng Sublimotion, tại Ibiza, Tây Ban Nha - 1,740 USD

2. Nhà hàng Ultraviolet được điều hành bởi đầu bếp Paul Pairet, tại Thượng Hải, Trung Quốc - 1,422 USD

3. Nhà hàng Kitcho Arashiyama Honten, tại Kyoto, Nhật Bản - 910 USD

4. Nhà hàng Azabu Kadowaki, tại Tokyo, Nhật Bản - 825 USD

5. Nhà hàng Masa, tại thành phố New York, Hoa Kỳ - 800 USD

6. Nhà hàng Joel Robuchon, tại Tokyo, Nhật Bản – 637 USD

6. Nhà hàng Kikunoi Honten, tại Kyoto, Nhật Bản – 637 USD

6. Nhà hàng Gion Maruyama, tại Kyoto, Nhật Bản – 637 USD

9. Nhà hàng Guy Savoy, tại Paris, Pháp - 615 USD

10. Nhà hàng Piazza Duomo, tại Alba, Ý - 580 USD

* Giá một bữa ăn tính trên người, thường không bao gồm đồ uống và phí dịch vụ.

Nhật Bản là quốc gia duy nhất có nhiều nhà hàng xuất hiện trong danh sách này. Các nhà hàng ở Kyoto và Tokyo đã chiếm đến một nửa danh sách. Đáng chú ý là: gắn liền với vị trí thứ 6 trong danh sách này, nhà hàng của đầu bếp Joel Robuchon ở Tokyo lại phục vụ các món ăn Pháp.

Nhà hàng duy nhất của Hoa Kỳ lọt vào top 10 nhà hàng Masa cũng là một nhà hàng Nhật Bản.

Theo Chef’s Pencil, Nhật Bản là quốc gia có số lượng nhà hàng Michelin nhiều nhất trên thế giới. Trong đó, Tokyo là thành phố có nhiều nhà hàng được trao sao Michelin nhất.

Tại sao nhà hàng Nhật Bản lại đắt như vậy?

Đầu bếp Masaharu Morimoto, người được hàng triệu người biết đến là ngôi sao của những chương trình truyền hình nấu ăn "Siêu Đầu Bếp" và "Siêu Đầu bếp Hoa Kỳ" cho biết: có nhiều lý do khiến cho nhà hàng Nhật đắt đến thế.

Ông nói: "Các nhà hàng Nhật Bản phục vụ các loại cá theo mùa từ khắp nơi trên thế giới. Điều này làm giá thành của nguyên liệu tăng lên. Ngoài ra, chi phí vận chuyển và bảo quản phù hợp đối với loại thực phẩm này cũng là một nguyên nhân, do hải sản tươi sống có thời hạn sử dụng ngắn".

Địa điểm phải đến cho những tín đồ sành ăn: Quốc gia có đến 5/10 nhà hàng sao Michelin được xếp hạng cao nhất thế giới  - Ảnh 1.

Đầu bếp Masaharu Morimoto có 15 nhà hàng trên khắp thế giới, từ Tokyo cho đếnNew York. (Ảnh: Dave Kotinsky | Getty Images Entertainment | Getty Images)

Morimoto cho biết : "Kỹ năng chế biến và phục vụ các món ăn chính xác và đầy tính nghệ thuật của đầu bếp" cũng là một trong những yếu tố khiến cho các món ăn trở nên đắt đỏ.

Các nhà hàng Nhật Bản có thể khá nhỏ, chính vì thế đầu bếp sẽ trực tiếp quan tâm và phục vụ thực khách

Morimoto nói: "Các nhà hàng có số lượng chỗ ngồi hạn chế thường cố gắng mang đến trải nghiệm ẩm thực gần gũi và ý nghĩa cho thực khách. Nhiều nhà hàng sushi nổi tiếng chỉ có tối đa tám chỗ ngồi. Trong nhà hàng, ngoài đầu bếp không có nhân viên phục vụ hoặc nhân viên khác."

Địa điểm phải đến cho những tín đồ sành ăn: Quốc gia có đến 5/10 nhà hàng sao Michelin được xếp hạng cao nhất thế giới  - Ảnh 2.

Một đầu bếp đang chuẩn bị sushi tại một nhà hàng ở Tokyo, Nhật Bản (Ảnh: BEHROUZ MEHRI | AFP | Getty Image)

Morimoto chia sẻ: Nhiều bữa ăn tại các nhà hàng cao cấp sẽ được phục vụ theo phong cách "omakase"( đây là hình thức các đầu bếp sẽ tự chọn món để phục vụ khách hàng). Với phong cách này, các đầu bếp có thể chuẩn bị cho thực khách "một cuộc phiêu lưu khác biệt", từ đó thực khách sẽ được " trải nghiệm một bữa ăn độc đáo và khó quên với những con cá tươi ngon nhất và nhiều nguyên liệu đặc biệt khác ".

Các quốc gia phục vụ những bữa ăn đắt nhất

Mặc dù có nhiều nhà hàng đắt nhất trong danh sách, nhưng nhìn chung Nhật Bản chưa phải là quốc gia đắt đỏ nhất đối với những người muốn trải nghiệm tại những nhà hàng được trao sao Michelin hàng đầu.

Theo một bài phân tích hồi tháng 9 vừa rồi, Chef’s Pencil đã phân tích giá của những nhà hàng đạt hai và ba sao Michelin có thực đơn đắt nhất.

Nhật Bản đứng thứ tư trong danh sách này.

Địa điểm phải đến cho những tín đồ sành ăn: Quốc gia có đến 5/10 nhà hàng sao Michelin được xếp hạng cao nhất thế giới  - Ảnh 3.

Theo danh sách 50 Nhà Hàng Tốt Nhất Thế Giới, Đan Mạch là quê hương của nhà hàng Noma - nhà hàng số 1 trên thế giới năm 2021 (Ảnh: THIBAULT SAVARY | AFP | Getty Images)

Nếu bạn muốn dùng bữa trong top những nhà hàng được trao sao Michelin, Đan Mạch là quốc gia đắt đỏ nhất với giá các món ăn trong thực đơn trung bình là 404 USD/người. Trong khi đó, trung bình các bữa ăn của các nhà hàng ở Singapore có giá 364 USD và ở Thụy Điển là 327 USD.

Theo báo cáo, chi phí trung bình để dùng bữa tại một nhà hàng hai hoặc ba sao Michelin ở Nhật Bản là 322 USD.

Một bữa ăn có giá 1,740 USD?

Theo Chef Pencil, các nhà hàng Nhật Bản thường trông khá đơn giản, trong khi đó nhà hàng đắt nhất trên thế giới lại ngược lại.

Người sáng lập – ông Eduardo Gonzales cho biết: nằm trên hòn đảo Ibiza của Tây Ban Nha, Sublimotion : là nhà hàng "trình diễn nghệ thuật ẩm thực" hàng đầu trên thế giới.

Một phần bữa ăn 20 món tại nhà hàng Sublimotion ở Ibiza.

Thực đơn đắt nhất cho một bữa ăn gồm 20 món của nhà hàng này có giá 1.740 USD/người. Ông cho biết thêm nhà hàng có tất cả 12 chỗ ngồi. Tại đây, nhà hàng còn đưa thêm cả các yếu tố âm thanh và ánh sáng vào bữa ăn bằng cách sử dụng thực tế ảo và các hiệu ứng đặc biệt.

Gonzales cho biết: Tại nhà hàng, ngoài các đầu bếp, một nhóm các kỹ sư, những nhà ảo thuật, những nhà biên kịch và các nhà soạn nhạc đã làm việc cùng nhau"với mục đích khiến cho thực khách có được niềm vui lớn nhất khi ngồi vào bàn ăn trong vòng hơn 10 năm qua".

Được điều hành bởi bếp trưởng Paco Roncero (người từng được trao sao Michelin), nhà hàng Sublimotion khai trương vào năm 2014. Mặc dù vậy, đến nay, nhà hàng vẫn chưa nhận được một ngôi sao Michelin nào.

Hường Hoàng
Ý kiến của bạn
PGS. TS Phạm Trung Lương: Cần chính sách đặc thù để Phú Quốc phát triển xứng tầm PGS. TS Phạm Trung Lương: Cần chính sách đặc thù để Phú Quốc phát triển xứng tầm

Theo PGS.TS Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu du lịch (Tổng cục Du lịch), Thành viên Tổ chuyên gia Tư vấn Quy hoạch Quốc gia, cùng với cơ chế chính sách phù hợp, Phú Quốc cũng cần sự đầu tư đúng trọng tâm trọng điểm của nhà nước chứ không chỉ trông chờ vào đầu tư từ xã hội hóa, nguồn lực tư nhân.