Dịch bệnh phức tạp, Hà Nội giảm 15% lượt xe buýt trợ giá đến hết 31/7
Để phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19, Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa gia hạn thời gian điều chỉnh tạm thời phương án vận hành đối với 118 tuyến buýt trợ giá cho đến hết ngày 31/7.
- Bộ trưởng Bộ GTVT: Các lái xe tải nên được ưu tiên tiêm vaccine Covid-19 sớm!
- Doanh nghiệp chung tay đẩy lùi Covid-19 giữa tâm dịch Tp.HCM: THACO trao tặng 126 xe chuyên dụng, DHL Express hỗ trợ đưa về lô vắc xin Pfizer
- Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn: Bộ Y tế luôn sẵn sàng hỗ trợ toàn diện cho TP Hồ Chí Minh
Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, trên địa bàn thành phố đang có 118 tuyến buýt có trợ giá, bình thường mỗi ngày có 1.831 xe hoạt động trên đường. Theo kế hoạch điều chỉnh trên, số tuyến hoạt động trên vẫn giữ nguyên, Sở chỉ điều chỉnh giảm số lượt xe chạy.
Cụ thể, số xe hoạt động theo kế hoạch là giữ nguyên 1.831 xe; số xe vận hành ngày thường là 1.294 xe, giảm 238 xe, tương ứng giảm 15,5%. Chủ nhật vận hành 1.288 xe, giảm 138 xe, tương ứng giảm 9,7%.
Với số lượt xe chạy, vào ngày thường, hoạt động 15.102 lượt xe, giảm 2.683 lượt, tương ứng 15,1%. Vào chủ nhật, hoạt động 15.018 lượt xe, giảm 1.620 lượt, tương ứng 9,7%.
Theo thông tin từ Trung tâm Quản lý giao thông công cộng TP Hà Nội, việc điều chỉnh dịch vụ trên nguyên tắc bảo đảm không làm xáo trộn lớn đến nhu cầu đi lại của người dân. Dịch vụ các tuyến được rà soát, điều chỉnh dựa trên nhu cầu đi lại và hoạt động đặc thù của từng tuyến.
Riêng với các tuyến buýt trục chính, lưu lượng hành khách đi lại cao, xem xét điều chỉnh giảm dịch vụ ở mức hợp lý. Với các tuyến buýt có tần suất thấp (từ 20 phút/lượt trở lên) và các tuyến có lộ trình độc đạo, xem xét điều chỉnh về mức 30 phút/lượt. Đồng thời, giãn tần suất chạy xe giờ thấp điểm hoặc giữ nguyên dịch vụ.
Phương án điều chỉnh này đã được áp dụng trong đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 kể từ ngày 7/6/2021 cho đến hết ngày 30/6/2021. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, thời gian qua sản lượng xe buýt của TP. Hà Nội liên tục có dấu hiệu giảm sút. Nhiều phương tiện kinh doanh vận tải đã phải dừng, giảm số chuyến hoạt động, giảm sức chứa do phải bố trí chỗ ngồi giãn cách theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, dẫn đến ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trước sự điêu đứng của doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, Sở Giao thông vận tải cũng đã gửi kiến nghị UBND thành phố Hà Nội đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại xem xét giảm lãi suất và giãn nợ các khoản vay của các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn thành phố đã đầu tư phương tiện nhằm hỗ trợ cho các đơn vị ổn định hoạt động. Đồng thời, đề nghị Bộ Tài chính xem xét miễn, giảm hoặc kéo giãn thời gian đóng phí bảo trì đường bộ đối với các đơn vị kinh doanh vận tải trong thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh…
Huyền My (t/h)Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.