Dịch bệnh phức tạp, thêm nhiều tỉnh, thành lùi thời gian tổ chức học trực tiếp

Giáo dục
09:56 PM 21/02/2022

Đến 17h hôm nay 21/2 đã có thêm nhiều tỉnh, thành lùi thời gian tổ chức học trực tiếp, số học sinh đến trường giảm mạnh so với thời điểm sau Tết.

Thống kê về số địa phương và học sinh đến trường ở từng cấp học của Bộ GD&ĐT như sau: Khối mầm non có ít địa phương cho học sinh đến trường nhất, 48/63 tỉnh, thành phố mở cửa trường với 1.800.767/3.255.513 trẻ, tỷ lệ 55,31%.

Các tỉnh, thành dừng học trực tiếp với bậc mầm non gồm: Lào Cai, Tuyên Quang, Đắk Nông, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hưng Yên, Trà Vinh, An Giang, Bạc Liêu, Phú Yên, Tiền Giang, Đắk Lắk (TP.Buôn Mê Thuột).

Dịch bệnh phức tạp, thêm nhiều tỉnh, thành lùi thời gian tổ chức học trực tiếp - Ảnh 1.

Nhiều địa phương cho học sinh nghỉ học trực tiếp do F0 tăng mạnh

Khối tiểu học có 54/63 tỉnh, thành phố cho học sinh đi học với 5.282.687/6.067.425 học sinh, tỷ lệ 87,06%.

Các địa phương dừng học trực tiếp gồm: Hà Nội (12 quận nội thành), Đắk Lắk (TP.Buôn Mê Thuột), Lào Cai, Tuyên Quang, Hưng Yên, Đắk Nông, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ninh.

Ở cấp THCS có 60 tỉnh, thành vẫn tổ chức dạy học trực tiếp với hơn 4,78 triệu học sinh đến trường. Phú Thọ, Lào Cai, Vĩnh Phúc, Hà Nội (khối lớp 6 của 12 quận nội thành) cho học sinh học trực tuyến.

Với khối THPT, chỉ duy nhất Lào Cai cho học sinh phổ thông dừng học trực tiếp do thời tiết rét đậm, rét hại. Tỉ lệ học sinh đi học trực tiếp là hơn 90,4%, tương đương khoảng hơn 2,3 triệu học sinh đến trường học trực tiếp.

Như vậy, so với cách đây 1 tuần, số học sinh đến trường học trực tiếp đã giảm mạnh. Ngày 14/2, tổng số học sinh đến trường cả nước ước tính tới 93,71%, dao động từ 85 - 94,4% với các cấp học.

Trước đó, tại cuộc họp trực tuyến về tình hình mở cửa trường học tại các địa phương do Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chủ trì, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đề nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương xây dựng kế hoạch một cách nhất quán việc đưa trẻ em mầm non, học sinh đến trường bảo đảm an toàn. Quan tâm, đầu tư kinh phí và nhân lực y tế cơ sở cho các trường học trên địa bàn để đảm bảo công tác phòng, chống dịch khi tổ chức các hoạt động giáo dục trực tiếp.

Bộ GD&ĐT đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố cần thống nhất chỉ đạo việc tổ chức dạy học trực tiếp trên tinh thần không chủ quan nhưng không quá sợ hãi căng thẳng, dẫn đến chỉ đạo rụt rè, thiếu nhất quán. Với những trường học có điều kiện bán trú đề nghị chỉ đạo tổ chức cho học sinh học bán trú.

Phát biểu kết luận tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh quan điểm: Việc đi học của trẻ là rất quan trọng, không phải chỉ khi có dịch mà cả khi không có dịch. Trẻ ở nhà trong thời gian dài có thể dẫn đến hệ lụy khôn lường; không chỉ về văn hóa, kiến thức, mà tác động lâu dài đến sự phát triển của trẻ. Không những thế, việc này còn ảnh hưởng đến các nhân lực lao động (ông bà, cha mẹ chăm nuôi), từ đó ảnh hưởng đến phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

HM (t/h)
Ý kiến của bạn
Standard Chartered: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,8% năm 2024 Standard Chartered: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,8% năm 2024

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải, lãi suất được duy trì ở mức thấp. GDP của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ở mức 6,8% năm 2024, nhờ xuất khẩu và công nghiệp giữ đà tích cực.