Dịch COVID-19: Khắc phục tác động để phục hồi và phát triển kinh tế
Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả quốc gia trên thế giới. Hiện nay, trên thế giới, dịch vẫn đang tiếp tục diễn biến rất phức tạp. Nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Nền kinh tế Việt Nam đã và đang chịu nhiều tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Ngay khi có dịch bệnh khởi phát, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và tất cả hệ thống chính trị đã vào cuộc quyết liệt. Công tác phòng, chống dịch đã đạt kết quả tốt. Việt Nam đã đẩy lùi và kiểm soát được dịch bệnh với sự đồng lòng, đoàn kết của toàn dân, toàn quân. Những chính sách kịp thời để từng bước hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn của đại dịch COVID-19. Các hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội đang dần khôi phục. Tình hình kinh tế - xã hội đã có những chuyển biến tích cực. Nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Chính phủ và cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Ưu tiên hàng đầu của chúng ta hiện nay là ngăn chặn COVID-19 không tiếp tục bùng phát trở lại. So sánh với sự suy thoái thông thường của một nền kinh tế, ảnh hưởng về kinh tế của COVID-19 mạnh hơn và gây xáo trộn nhiều hơn, nhưng trong một thời gian ngắn hơn.
Cần xác định mục tiêu chính của chính sách phải thực hiện các biện pháp y tế. Song song với việc làm giảm thiểu các ảnh hưởng xã hội của đại dịch và duy trì năng lực của nền kinh tế để có thể phục hồi những hoạt động sản xuất – kinh doanh bình thường trong giai đoạn sớm nhất.
Những tác động của COVID-19 đối với nền kinh tế, đặc biệt là về du lịch, thương mại và FDI cũng như về sản xuất vì các chuỗi cung ứng, rất là lớn. Ngành du lịch tại Việt Nam dự kiến bị suy giảm 2,7 tỷ đô la trong mỗi tháng của cuộc khủng hoảng.
COVID-19 đã gây ra hậu quả nặng nề cho nền kinh tế và điều trị trong ngành y tế. Chi phí này liên quan đến việc giảm tốc các hoạt động kinh tế. Chi phí giảm tốc bao gồm đóng cửa các trường học và doanh nghiệp, ngừng hoạt động giao thông, vận tải, chi phí của những người lao động bị thất nghiệp. Một phần chi phí dành cho việc phục hồi nền kinh tế đã được Chính phủ gánh vác, dù là nguồn lực có hạn.
Tuy nhiên, Chính phủ cần rà soát lại chương trình đầu tư công để dành ngân sách cho công cuộc phòng dịch tái phát và khôi phục nền kinh tế. Cần tạm ngưng những chi tiêu đầu tư vào những dự án chưa cần thiết như xây dựng các trụ sở hành chính, các công trình kỷ niệm, tượng đài, các khu giải trí, khu công nghiệp, cảng biển…
Về phát triển nông - lâm nghiệp và công nghiệp:
Trong quý I/2020, sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản gặp nhiều khó khăn. Do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi; hạn hán, xâm nhập mặn tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Dịch cúm gia cầm có nguy cơ bùng phát và dịch COVID-19 trên thế giới còn diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu sản phẩm nông sản. Sản xuất lâm nghiệp phát triển ổn định. Sản xuất thủy sản quý I/2020 tăng thấp hơn cùng kỳ năm trước. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2020 ước tính tăng 3,82% so với cùng kỳ năm trước.
Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,08%, đóng góp 0,2% vào mức tăng trưởng chung. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,15%, đóng góp 58,4%. Khu vực dịch vụ tăng 3,27%, đóng góp 41,4% vào mức tăng trưởng chung. Ngành công nghiệp quý I/2020 cũng vì tác động của dịch bệnh nên đạt mức tăng trưởng thấp 5,28% so với cùng kỳ năm trước. Công nghiệp chế biến, chế tạo có mức tăng thấp nhất giai đoạn 2016-2020. Sản xuất và phân phối điện tăng trưởng ổn định. Ngành khai khoáng giảm sâu chủ yếu do khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm mạnh. Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp quý I/2020 ước tính vẫn tăng 5,28% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,12%. Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 7,46%, Ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,67%. Ngành khai khoáng giảm 3,18% do khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm mạnh.
Về hoạt động du lịch, dịch vụ:
Du lịch, dịch vụ là lĩnh vực gần như chịu tác động nặng nề nhất của dịch COVID-19. Theo thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3 giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức giảm đầu tiên trong giai đoạn 2016-2020. Tính chung quý I/2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt mức tăng thấp so với cùng kỳ năm trước (4,7%).
Nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm. Việc đóng cửa các khu du lịch và hạn chế nhập cảnh, cùng với các chính sách giãn cách xã hội nên số lượng khách quốc tế đến nước ta trong tháng 3 cũng giảm mạnh 63,8% so với tháng trước và giảm 68,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong 3 tháng đầu năm 2020, khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 3,7 triệu lượt người, giảm 18,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giảm ở hầu hết các thị trường, mức giảm mạnh nhất tập trung ở các thị trường lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ...
Nền kinh tế Việt Nam trong quý I/2020 bị ảnh hưởng khá nhiều bởi đại dịch COVID-19. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nhiều lĩnh vực đều suy giảm. Tuy nhiên, với các chính sách và biện pháp được Chính phủ đặt ra, nền kinh tế Việt Nam vẫn có nhiều triển vọng phát triển ở các giai đoạn sau của năm 2020.
Nhiệm vụ, giải pháp:
(1) Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách phù hợp. Tập trung các nguồn lực về tài chính, tiền tệ, an sinh xã hội để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, người lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khó khăn của đại dịch COVID-19. Nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện chính sách miễn, giảm một số nghĩa vụ thuế đối với một số lĩnh vực, đối tượng chịu thiệt hại nặng nề do đại dịch COVID-19 trong năm 2020.
(2) Tập trung phát triển mạnh thị trường trong nước, thực hiện có hiệu quả các giải pháp kích thích tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh phong trào "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Phát động phong trào tiết kiệm trong toàn hệ thống chính trị và xã hội để dồn nguồn lực cho phục hồi và phát triển kinh tế. Trước mắt chưa triển khai điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lương hưu từ ngày 01/7/2020.
(3) Kéo dài thời kỳ ổn định ngân sách nhà nước giai đoạn 2017 - 2020 sang năm 2021. Trong năm 2021, ban hành định mức phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước cho giai đoạn 2022 - 2025.
(4) Đẩy mạnh giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, giải quyết vướng mắc trong thủ tục hành chính, đẩy nhanh thủ tục phê duyệt, điều chỉnh các chính sách mới. Khởi công, triển khai thực hiện ngay các dự án quy mô lớn, quan trọng, có tác động lan toả đến phát triển kinh tế - xã hội các địa phương, vùng và ngành, lĩnh vực. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; gắn trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan trong việc bảo đảm tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công.
(5) Chủ động điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2020 giữa các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương trong phạm vi dự toán chi đầu tư phát triển năm 2020. Điều chỉnh một số dự án thành phần đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2017 - 2020 từ phương thức đầu tư đối tác công - tư sang đầu tư từ ngân sách nhà nước, bảo đảm công khai, minh bạch, khoa học, hiệu quả, khả thi, phù hợp với tình hình thực tế về khả năng huy động vốn tín dụng để thực hiện từng dự án đối tác công - tư và có cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ.
(6) Chuyển đổi phù hợp cơ chế kiểm tra, giám sát từ tiền kiểm sang hậu kiểm, gắn với minh bạch hoá các chế tài xử lý có đủ mức độ răn đe; giảm số lượng, tránh chồng chéo trong thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Kiên quyết xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp vi phạm.
Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.