"Điểm tựa" cho chứng khoán Việt Nam năm 2025?
Chốt phiên, VN-Index dừng ở mức 1267,35 điểm, giảm 1,51 điểm (0,12%). VN30-Index giảm 0,93 điểm (0,07%), về 1335,55 điểm. HNX-Index giảm 0,19 điểm (0,08%), còn 227,99 điểm.
Thị trường chờ đợi các thông tin liên quan đến giải ngân đầu tư công, sự phục hồi ngành bất động sản, chính sách lãi suất của Fed. Việc nâng hạng thị trường cũng có thể thúc đẩy làn sóng tăng trưởng.
Tháng cuối năm, nhà đầu tư cần làm gì?
Tháng 12, VN-Index có thể kỳ vọng quay lại mức thử thách 1,300 điểm, với điều kiện duy trì trên vùng 1,270 điểm và thanh khoản được giữ ở mức tốt. Điều kiện tốt hơn nữa là nhà đầu tư nước ngoài giảm bán ròng, chuyển mua ròng.
Theo các chuyên gia thị trường có một số yếu tố đang thu hút sự chú ý như tăng trưởng GDP quý IV được kỳ vọng duy trì tích cực. Một số ngành như đầu tư công dự kiến tăng tốc không chỉ vào quý IV mà tiếp tục trong năm 2025; xuất nhập khẩu kỳ vọng sẽ duy trì khả quan trước khi các chính sách thuế quan mới của Mỹ được đưa ra.
Kế hoạch hành động của Chính phủ cho năm 2025 với các cải cách và giải pháp tăng trưởng kinh tế mang tính đột phá đang được chờ đợi. Ngoài ra, mục tiêu nâng hạng lên thị trường mới nổi vẫn được đẩy mạnh. Dự kiến, FTSE sẽ có cuộc họp đánh giá triển vọng nâng hạng của Việt Nam vào tháng 1/2025.
Theo các chuyên gia, sau một tháng điều chỉnh, lợi thế sẽ thuộc về các nhóm ngành đang ở vùng định giá thấp và có các yếu tố hỗ trợ ngắn hạn như ngân hàng, chứng khoán, xuất khẩu (dệt may, thủy sản), bất động sản. Tận dụng biến động giảm để tích lũy cổ phiếu đầu ngành các nhóm này, nhà đầu tư cần đa dạng hóa danh mục và chủ động bảo vệ lợi nhuận khi đạt kỳ vọng.
Với mức định giá hiện tại và bối cảnh kinh tế vĩ mô, là thời điểm thích hợp để các nhà đầu tư dài hạn chủ động phân bổ vốn và tích lũy cổ phiếu nhằm xây dựng danh mục cho năm 2025.
Chứng khoán Việt Nam 2025: với làn sóng nâng hạng?
Nhìn lại bảng tổng hợp tiêu chí đánh giá phân loại thị trường của FTSE cập nhật vào tháng 9/2024. Việt Nam còn một số điểm hạn chế như hạn chế về mặt thanh toán là chi phí về giao dịch thất bại. Trong thời điểm tháng 9, Việt Nam vẫn yêu cầu có đủ chứng khoán trước giao dịch và ký quỹ 100%.
FTSE đánh giá cao triển vọng của Việt Nam khi loại bỏ được yêu cầu ký quỹ trước giao dịch đối với nhà đầu tư tổ chức nước ngoài và áp dụng ngay từ đầu tháng 11. Tuy nhiên, họ cần thu thập thêm ý kiến của các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài trong vài tháng tới để đánh giá hiệu quả và tính ổn định của giải pháp Việt Nam thực hiện. Bởi trước đây, Việt Nam chưa áp dụng Non – Prefunding nên chưa có giao dịch nào bị xảy ra lỗi cả nên họ cần có đủ một khoảng thời gian áp dụng để xem có lỗi không.
Đồng thời, FTSE cũng đang đánh giá quy trình xử lý các giao dịch Non – Prefunding không thành công sau khi áp dụng loại bỏ yêu cầu ký quỹ. Nếu nhà đầu tư không đủ tiền thanh toán vào 9h30 sáng ngày T+2 thì công ty chứng khoán – nơi nhà đầu tư đặt lệnh chịu trách nhiệm thanh toán và bán lại lượng cổ phiếu này cho nhà đầu tư trong và ngoài nước vào ngày T+3.
Trong quá trình xử lý này, FTSE cần đánh giá các yếu tố liên quan đến chi phí giao dịch, yếu tố ảnh hưởng đến nhà đầu tư như thế nào.
Thời gian tới, FTSE sẽ hợp tác với Uỷ ban Chứng khoán và cơ quan quản lý, VSDC để hoàn thành những yếu tố nâng tầm tiêu chuẩn quốc tế đối với thị trường chứng khoán Việt Nam.
Đầu tiên là thành lập trung tâm thanh toán bù trừ (CCP) - đây là yếu tố quan trọng. Nếu xây dựng được CCP sẽ hạn chế rất nhiều lỗi giao dịch, bộ đệm về vốn và an toàn vốn nâng cao lên nhiều.
Thứ 2 là cần đơn giản hóa quy trình lập tài khoản và loại bỏ những yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự một số tài liệu.
Thứ 3, triển khai cơ chế tài khoản tổng.
Thứ 4 là nâng cấp hệ thống hạ tầng giao dịch và xử lý giao dịch – liên quan đến đưa vào vận hành hệ thống KRX.
Mặc dù những yếu tố này không phải là yếu tố chính yếu quan trọng để FTSE review nâng hạng thị trường Việt Nam nhưng sẽ nâng tầm hiệu quả giao dịch của thị trường giúp giao dịch trở nên thông thoáng hơn, giảm thiểu rủi ro thanh toán hơn.
Quay trở lại với cơ hội đầu tư, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.
PGT Holdings (HNX: PGT) là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT Holdings sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn tới PGT Holdings tiếp tục phát huy điểm sáng bức tranh kinh doanh trong năm 2024 của doanh nghiệp đó là sự kiện "Stock Investment Tour"/ xúc tiến thương mại 'Việt Nam - Điểm đến đầu tư đầy tiềm năng". Với tầm nhìn trở thành doanh nghiệp M&A phát triển bền vững, PGT Holdings đã không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng dịch vụ của công ty, đặc biệt dành góp phần xúc tiến thương mại giữa Việt Nam - Nhật Bản. Khẳng định năng lực của PGT Holdings trong vai trò của một đơn vị cố vấn, kêu gọi nhà đầu tư và đồng hành cùng các doanh nghiệp uy tín của Nhật Bản, kết nối họ với các nhà đầu tư chuyên nghiệp vào thị trường Việt Nam
Khép lại phiên giao dịch ngày 12/12/2024, mã PGT đóng cửa với mức giá 6,200 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.