Điện Biên - Điểm sáng trên vùng Tây Bắc

Địa phương
08:34 AM 08/07/2024

Trong 6 tháng đầu năm 2024, tỉnh Điện Biên đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực như tốc độ tăng trưởng (GRDP), chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), đặc biệt lĩnh vực du lịch tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đến TP. Điện Biên Phủ hôm nay, bất kỳ ai cũng có thể cảm nhận được sự đổi thay của vùng đất lịch sử. Những khu phố nhộn nhịp, nhà cửa khang trang, hạ tầng giao thông hiện đại, kết nối cả đường bộ và đường hàng không. Điện Biên hiện là tỉnh duy nhất trong khu vực Tây Bắc có sân bay thương mại đón được dòng máy bay cỡ lớn A320, A321 và tương đương. Nhờ đó, tỉnh thu hút được nhiều chương trình, dự án; khách du lịch trong nước, ngoài nước đến Điện Biên thuận tiện và không ngừng tăng lên.

Người dân Điện Biên nói riêng và cả nước nói chung luôn tự hào về mảnh đất cực Tây của Tổ quốc. Sau chiến tranh, đói khổ, thiếu thốn trăm bề, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Điện Biên đã đoàn kết một lòng, nỗ lực vươn lên trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, mở rộng đối ngoại; phát huy tiềm năng, lợi thế, tận dụng thời cơ, tranh thủ mọi nguồn lực để dựng xây, kiến thiết quê hương, vì cuộc sống thanh bình, thịnh vượng của nhân dân các dân tộc anh em trong tỉnh.

Điện Biên - Điểm sáng trên vùng Tây Bắc- Ảnh 1.

Ảnh: Internet

6 tháng đầu năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục chuyển biến tích cực. Trong đó, có một số kết quả nổi bật: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Điện Biên 6 tháng đầu năm, đạt trên 7.150 tỷ đồng, tăng 8,75% so với cùng kỳ năm trước, xếp thứ 1/6 tỉnh của khu vực Tây Bắc, xếp thứ 3/14 tỉnh Trung du miền núi phía Bắc và xếp thứ 10/63 tỉnh thành trong cả nước. 

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 1.203,14 tỷ đồng, tăng 1,72%; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 1.375,25 tỷ đồng, tăng 5,9% (công nghiệp tăng 6,03%); khu vực dịch vụ đạt 4.253,67 tỷ đồng, tăng 12,17%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 323,24 tỷ đồng, tăng 5,56%.

Tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm đạt gần 740 tỷ đồng, giảm 7,6 % so với cùng kỳ năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt gần 13.000 tỷ đồng, tăng trên 25% so với cùng kỳ năm trước.

Lĩnh vực xã hội, việc làm trong 6 tháng qua, toàn tỉnh giải quyết việc làm mới cho khoảng 6.240 lao động, tăng trên trên 3% so với cùng kỳ năm trước; đào tạo nghề cho trên 4.400 người, đạt 52%% kế hoạch. Các chỉ tiêu về về phát triển giáo dục đào tạo năm 2023-2024 tiếp tục được duy trì và vượt kế hoạch năm, đã có 9/9 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch.

Năm 2024 được dự báo là một năm tiếp tục gặp nhiều khó khăn do tình hình thế giới dự báo phức tạp, khó lường hơn. Trong thời gian tới, để thực hiện được những kết quả tích cực về phát triển kinh tế - xã hội, thách thức đối với Ðiện Biên là không nhỏ. Tuy nhiên, Ðiện Biên cũng có nhiều lợi thế, bản sắc riêng mang tính chất nền tảng để có thể thực hiện thắng lợi mục tiêu “Xây dựng tỉnh Ðiện Biên phát triển nhanh và bền vững”. Ðó là truyền thống Anh hùng cách mạng với chiến thắng lịch sử Ðiện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Đó là sự đoàn kết, nhất trí, đồng sức, đồng lòng của toàn Ðảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân 19 dân tộc anh em.

Trong lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, Ðiện Biên có lợi thế về phát triển du lịch, dịch vụ, nhất là du lịch lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm bản sắc văn hóa các dân tộc. Ðiện Biên còn có lợi thế về phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp với nhiều loại cây trồng chủ lực, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của Ðiện Biên. Do đó, đây được xem là cơ hội rất lớn để Điện Biên đẩy mạnh thương mại quốc tế, tiến tới xây dựng thành điểm trung chuyển chính trên tuyến đường xuyên Á phía Bắc, nối vùng Tây Bắc Việt Nam với khu vực Bắc Lào - Đông Bắc Thái Lan - Tây Nam Trung Quốc. Qua đó, phát huy tiềm năng phát triển thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Tây Trang, lối mở A Pa Chải. Ðây là sức mạnh then chốt và chủ lực để Ðiện Biên tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025.

Song song với các giải pháp về kinh tế, Điện Biên tiếp tục thực hiện đồng bộ các chương trình, đề án, chính sách hỗ trợ giảm nghèo; ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, phát triển sinh kế lâu dài bền vững cho người dân. Giữ vững quốc phòng - an ninh, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nguồn vốn ngân hàng luôn là nguồn lực đặc biệt quan trọng đồng hành cùng địa phương, doanh nghiệp và người dân trong việc hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn và đầu tư có hiệu quả vào các lĩnh vực ưu tiên, các chương trình trọng điểm kinh tế, công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh. Cụ thể là triển khai thực hiện hỗ trợ lãi suất, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, đẩy mạnh khả năng tiếp cận vốn tín dụng và hấp thụ vốn của nền kinh tế; luôn tích cực đồng hành cùng địa phương thực hiện tốt công tác an sinh xã hội trên địa bàn; triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi với các nhóm lĩnh vực thế mạnh và được ưu tiên.

Ngô Huy
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.