Diễn biến tỷ giá hối đoái trong bối cảnh hiện nay

Đầu tư và Tiếp thị
09:01 AM 09/05/2025

Khép lại phiên giao dịch 8/5 VN-Index lên mốc 1269,8 điểm, tăng 19,43 điểm (1,55%). HNX-Index tăng 1,8 điểm (0,84%) lên 215,21 điểm và UPCoM-Index tăng 0,06 điểm (0,06%) lên 92,98 điểm. Toàn sàn ghi nhận 28 mã tăng trần, 480 mã tăng giá, 834 mã đứng giá, 255 mã giảm giá, 13 mã giảm sàn.

Theo một khảo sát của Reuters, phần lớn các chiến lược gia cho rằng đồng USD sẽ tiếp tục giảm giá trong năm tới. Trong vòng 3 tháng qua, chỉ số USD đã giảm gần 9% so với rổ tiền tệ chính, do ảnh hưởng từ chính sách thuế quan và tín hiệu suy thoái kinh tế. Quý I/2025, GDP Mỹ tăng trưởng âm lần đầu sau ba năm, trong khi kỳ vọng cắt giảm lãi suất của FED ngày càng tăng.

Diễn biến tỷ giá hối đoái trong bối cảnh hiện nay- Ảnh 1.

USD mất giá đã dẫn tới việc nhiều đồng tiền khác tăng giá so với USD, nhất là những đồng tiền được coi là "hầm trú ẩn" an toàn như yên Nhật, franc Thụy Sỹ và euro. Tính từ đầu năm, đồng yên đã tăng hơn 10% so với USD, trong khi đồng franc và euro tăng khoảng 11%, theo dữ liệu từ LSEG.

Ngoài ra, những đồng tiền tăng giá so với USD trong năm nay còn có đồng peso Mexico với mức tăng 5,5% và đô la Canada tăng hơn 4%. Đồng zloty của Ba Lan đã tăng hơn 9% so với USD từ đầu năm, còn đồng rúp Nga tăng hơn 22%.

Nhưng cũng có một số đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi mất giá so với USD, như Việt Nam đồng hay đồng rupiah của Indonesia. Trong tháng 4/2025, đồng rupiah giảm xuống mức thấp kỷ lục so với USD. Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ cũng chạm đáy lịch sử. Đồng nhân dân tệ Trung Quốc hồi đầu tháng 4/2025 thấp chưa từng thấy so với USD, nhưng sau đó đã hồi phục.

Trên thị trường trong nước, vào lúc 8h đầu phiên giao dịch ngày 8/5/2025, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 8 đồng, hiện ở mức 24,930 đồng. Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước mua vào - bán ra giảm nhẹ, hiện ở mức: 23,734 đồng - 26,126 đồng.

Cung hàng hóa hiện nay ở Việt Nam đang có nguy cơ dư thừa năng lực sản xuất. Năng lực sản xuất ở trong nước đã vượt quá nhu cầu tiêu thụ ở trong nước. Do vậy, nguy cơ xảy ra lạm phát do thiếu hụt hàng hóa, thiếu cung hàng là không có.

Thậm chí có sức ép giảm giá hàng hóa ở trong nước xảy ra, khi các đối tác thương mại lớn của Việt Nam áp dụng thuế quan thì hàng hóa của Việt Nam khó xuất khẩu ra bên ngoài hơn. Thế nên về phía cung ứng hàng hóa thì rủi ro lạm phát đi xuống.

Chính sách của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hiện nay có nguy cơ khiến cho thế giới rơi vào suy thoái, kinh tế tăng trưởng chậm lại và do vậy, nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu của thế giới cũng giảm đi. Điều này tạo sức ép giảm giá các mặt hàng nhiên liệu như giá dầu, khí, xăng giảm xuống. Đó là hai yếu tố thuận lợi cho việc kiểm soát lạm phát ở trong nước.

Bên cạnh đó những yếu tố làm tăng nguy cơ lạm phát ở trong nước bao gồm: những chính sách thúc đẩy đầu tư công, nới lỏng tín dụng, tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng cung tiền cao hơn năm trước, sức ép mất giá của đồng tiền Việt Nam so với các đồng ngoại tệ mạnh. Những chính sách cung tiền, bơm tiền vào nền kinh tế này sẽ tạo sức ép lên lạm phát. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nguy cơ lạm phát xấu trong năm nay có xác suất ở mức trung bình. Với tình hình kinh tế khó khăn nói chung hiện nay cả ở trong và ngoài nước, cũng như sự dư thừa năng lực sản xuất, khó khăn trong việc xuất khẩu và sự hỗ trợ của giá nhiên liệu thế giới đang ở mức thấp thì lạm phát không phải là vấn đề quá lớn với kinh tế Việt Nam.

Việc tỷ giá hối đoái tăng, tức là đồng Việt Nam mất giá cũng không phải điều xấu cho nền kinh tế, thậm chí nó còn hỗ trợ rất nhiều thứ.

Theo các chuyên gia chia sẻ trong bối cảnh hiện nay thì có lẽ Việt Nam cũng phải cân nhắc chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn. Về lâu dài, phải hướng sang một chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt, thậm chí là "thả nổi có kiểm soát". Bởi vì yếu tố tỷ giá là không thể kiểm soát hoàn toàn được. Nếu như dùng chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa trong nước để theo đuổi các mục tiêu tăng trưởng cao, có thể rất khó để ổn định tỷ giá, trừ khi có thặng dư thương mại rất lớn. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, thặng dư thương mại của Việt Nam sẽ gặp khó khi các nước áp dụng thuế quan, xu hướng bảo hộ thương mại quay trở lại trên thế giới.

Do vậy, ở đây là vấn đề liên quan đến sự đánh đổi. Trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng trong nước, cần phải cố gắng giữ lãi suất không tăng và tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp trong nước, cố gắng giữ lãi suất ở mức thấp, vừa phải. Khi đó đương nhiên đồng Việt Nam sẽ có xu hướng lạm phát.

Tuy nhiên, việc tỷ giá hối đoái tăng làm cho giá hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu ra thế giới cạnh tranh hơn, bù đắp một phần tác động của thuế quan. Ngoài ra, nó còn chống được hàng giá rẻ tràn vào trong nước. Khi mà đồng Việt Nam mất giá thì hàng nhập khẩu vào trong nước sẽ trở nên đắt đỏ hơn, giúp tăng khả năng cạnh tranh của hàng trong nước đối với hàng ngoại nhập vào trong thị trường nội địa.

Việc để đồng Việt Nam linh hoạt điều chỉnh theo nhu cầu thị trường, cung cầu ngoại tệ trên thị trường không phải là điều tồi tệ cho nền kinh tế. Ngược lại, nó còn có tác dụng rất tốt. Hầu hết các nước hiện nay trên thế giới, đặc biệt là những nước trong khu vực tương đồng với Việt Nam như Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan cũng đã chuyển sang chế độ tỷ giá thả nổi. Tức là ngân hàng trung ương không giữ cố định tỷ giá. Họ chỉ can thiệp trong những trường hợp rất cần thiết, các doanh nghiệp, người dân ở các nước đó phải thích ứng với việc tỷ giá biến động và họ phải có những chiến lược phòng vệ rủi ro phù hợp. Nếu cứ cam kết cố định, nhiều khi các doanh nghiệp sẽ ỷ lại vào việc đó, còn thị trường ngoại hối không phát triển.

Quay trở lại với cơ hội đầu tư, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.

PGT Holdings (HNX: PGT) là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.

Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.

Trong đó vào ngày 19/3/2025, Công ty cổ phần PGT Holdings cùng với Công ty Cổ phần phòng khám đa khoa Việt Gia đã đặt bút ký kết MOU (Biên bản ghi nhớ). Và trở thành đối tác chiến lược hỗ trợ lẫn nhau trong các dự án tiềm năng cũng như các lĩnh vực khác phù hợp với nhu cầu, lợi ích và năng lực của mỗi bên.

Diễn biến tỷ giá hối đoái trong bối cảnh hiện nay- Ảnh 2.

Thông qua lần hợp tác này, PGT Holdings sẽ nâng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu tại CTCP phòng khám đa khoa Việt Gia và hướng tới trong tương lai tiến sát ngưỡng sở hữu quyền phủ quyết các vấn đề quan trọng tại đại hội đồng cổ đông của doanh nghiệp. Đánh dấu một bước phát triển quan trọng quan hệ hợp tác, tạo tiền đề cho hai bên thúc đẩy các hoạt động hợp tác cụ thể trong lĩnh vực y tế đặc biệt các lĩnh vực hai bên cùng ưu tiên hợp tác trong thời gian tới. Từ đó, chia sẻ cơ hội hợp tác gắn kết lâu dài, hiểu biết lẫn nhau và cùng phát triển giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Khép lại phiên giao dịch ngày 8/5/2025, mã PGT đóng cửa với mức giá 10.100 VNĐ.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured


PV
Ý kiến của bạn