Diễn đàn giao lưu văn hóa ẩm thực châu Âu và Việt Nam

Tiếp thị
12:34 PM 25/11/2022

Với mong muốn tiếp tục khẳng định sự kết hợp giữa thực phẩm các nước châu Âu và ẩm thực Việt Nam, Liên minh châu Âu (EU) đã tổ chức “Diễn đàn giao lưu văn hóa ẩm thực châu Âu và Việt Nam”.

Diễn đàn mang đến cho các chuyên gia Việt Nam cơ hội lắng nghe những chia sẻ chuyên sâu và kết nối trực tiếp với các chuyên gia trong ngành về lợi ích từ việc kinh doanh các sản phẩm thực phẩm châu Âu, cập nhật xu hướng thị trường cũng như thưởng thức các món ăn và màn trình diễn nấu ăn đầy sáng tạo từ các đầu bếp nổi tiếng để khám phá khả năng kết hợp thú vị giữa ẩm thực châu Âu với các nguyên liệu địa phương của Việt Nam.

Buổi giao lưu với các hoạt động thú vị và nếm thử sản phẩm thực phẩm và đồ uống đa dạng đến từ 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), khách tham gia còn được lắng nghe, học hỏi và kết nối trực tiếp với các diễn giả là những chuyên gia hàng đầu trong ngành, bao gồm ông Chử Hồng Minh, Người sáng lập Mạng lưới HoReCa Hiệp hội Nhà hàng Việt Nam RAV và ông Alain Nguyễn, Tổng Giám đốc Resort Hoàn Mỹ, Phan Rang, Cố vấn chuyên môn của Hiệp hội Siêu Đầu bếp Thế giới tại Việt Nam.

Diễn đàn giao lưu văn hóa ẩm thực châu Âu và Việt Nam - Ảnh 1.

Ban giám khảo đang chấm những món ăn được các đầu bếp thể hiện tại diễn đàn

Theo ông Chử Hồng Minh, Chủ tịch Mạng lưới HoReCa - Hiệp hội Nhà hàng Việt Nam (RAV), Hiệp định EVFTA được ký kết mở ra cơ hội lớn trong lĩnh vực đầu tư xuất nhập khẩu nông sản, ẩm thực, lương thực giữa Việt Nam và EU. Sau Covid-19, ở Việt Nam, nổi lên 4 xu hướng sử dụng thực phẩm thể hiện qua 4 từ khóa là an toàn, bền vững, trải nghiệm và chất lượng cao. Cụ thể, người tiêu dùng mong muốn có sản phẩm an toàn cho sức khỏe, sẵn sàng chi trả cao hơn cho những thực phẩm bảo đảm, lành mạnh.

Các chuyên gia đã chia sẻ những bí quyết và hiểu biết sâu sắc về thị trường, xu hướng khu vực trong lĩnh vực thực phẩm, khách sạn, nhà hàng sau COVID-19. Sự kiện cũng làm nổi bật các giá trị gia tăng của sản phẩm thực phẩm và đồ uống châu Âu khi được các đầu bếp Việt Nam tin tưởng lựa chọn để chế biến những món ăn độc đáo kết hợp hoàn hảo cùng hương vị của nguyên liệu Việt Nam. 

Diễn đàn giao lưu văn hóa ẩm thực châu Âu và Việt Nam - Ảnh 2.

Các đầu bếp đạt giải tại cuộc thi ẩm thực trong khuôn khổ Diễn đàn

Một màn tranh tài ẩm thực đã diễn ra ngay sau đó giữa các đầu bếp đến từ năm đội thi, thể hiện những công thức nấu ăn "Sự kết hợp hoàn hảo!" giữa ẩm thực Âu & Việt. Người thắng cuộc là đầu bếp Nguyễn Văn Phương đến từ Blue Butterfly Restaurant với công thức nấu ăn Heo với củ cải vàng puree và táo nấu đậu hũ chiên.

Diễn đàn giao lưu văn hóa ẩm thực châu Âu và Việt Nam - Ảnh 3.

Món ăn của đầu bếp Nguyễn Văn Phương đạt giải Nhất trong cuộc tranh tài ẩm thực diễn ra trực tiếp tại sự kiện

Chiến dịch "Thực phẩm Châu Âu & Việt Nam: Sự kết hợp hoàn hảo!" đã được Liên minh Châu Âu (EU) sáng lập nhằm quảng bá thực phẩm và đồ uống nông nghiệp của EU tại Việt Nam trong bối cảnh Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU có hiệu lực vào tháng 8 Năm 2020 để tiếp tục thúc đẩy nhu cầu của nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng hơn tại Việt Nam.

Thể hiện "Sự kết hợp hoàn hảo!" của các sản phẩm châu Âu và nguyên liệu địa phương của Việt Nam, chiến dịch nêu bật các thuộc tính chính của thực phẩm và đồ uống EU – độ an toàn, tính xác thực, chất lượng và tính bền vững, cũng như chú ý đến ba nhãn chất lượng của EU (PDO, PGI và chất lượng hữu cơ), không chỉ đảm bảo hương vị tuyệt vời mà còn giúp người tiêu dùng tin tưởng và phân biệt các sản phẩm chất lượng.

Gian hàng Châu Âu sẽ quay trở lại Việt Nam trong sự kiện Food AND Hotel Vietnam 2022 được tổ chức tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn ( SECC) từ ngày 7-9/12 sắp tới với nhiều hoạt động hấp dẫn và nếm thử đồ ăn và thức uống có nguồn gốc châu Âu.

Quang Minh
Ý kiến của bạn
IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024 IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024

Năm 2024, Việt Nam được IMF dự báo quy mô GDP theo sức mua tương đương - GDP (PPP) đạt khoảng 1.559 tỷ USD, xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Indonesia vẫn được dự báo xếp thứ nhất với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 4.720 tỷ USD.