Diễn giả eVMS 5.0 Hermawan Kartajaya - Chuyên gia hình thành nên tương lai tiếp thị
Diễn giả eVMS 5.0 Hermawan Kartajaya là nhân vật tiếp theo chúng tôi muốn giới thiệu tới độc giả, ông là một trong "50 chuyên gia hình thành nên tương lai tiếp thị" do Viện Hiến Chương Tiếp thị – Vương quốc Anh (CIM-UK) bầu chọn.
Hermawan Kartajaya là đồng sáng lập Liên đoàn Marketing Châu Á (Asia Marketing Federation), Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp nhỏ Indonesia (ICSB) và là Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp nhỏ châu Á (ACSB).
Giới chuyên gia gọi ông là sự kết hợp độc đáo giữa một nhà nghiên cứu chiến lược kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực tiếp thị, với một nhà hoạt động. Ông gia nhập liên đoàn các chuyên gia tiếp thị quốc tế với mô hình được thừa nhận bởi Giáo sư Philip Kotler, chuyên gia tiếp thị và Giáo sư Warren J.Keegan, chuyên gia tiếp thị toàn cầu.
Năm 1989, Hermawan Kartajaya thành lập MarkPlus&Co – hãng tư vấn tiếp thị ở Đông Nam Á. Áp dụng khung chiến lược tiếp thị của Hermawan Kartajaya, MarkPlus&Co đã đổi mới thành công chiến lược tiếp thị của nhiều công ty (công ty trong nước, khu vực và toàn cầu) và nâng cao đáng kể hoạt động của họ.
Không những vậy, Hermawan Kartajaya còn là một diễn giả có uy tín quốc tế, đồng thời cũng là tác giả của nhiều cuốn sách trong lĩnh vực tiếp thị. Ông đã được mời với tư cách là diễn giả và giảng viên trong nhiều hội thảo, hội nghị quốc gia và quốc tế, và giảng ở nhiều trường đại học trên khắp thế giới từ châu Á đến châu Âu. Gần đây ông đã đi nhiều đến các nước Đông Nam Á và không ngừng cống hiến những hiểu biết của mình cho cộng đồng tiếp thị ASEAN.
Ông đã viết nhiều cuốn sách và bài báo về tiếp thị thu hút sự chú ý của giới kinh doanh, đã xuất hiện trên rất nhiều ấn phẩm quốc tế.
Hermawan Kartajaya cũng tham gia vào nhiều hoạt động cộng đồng với Quỹ Nhi Đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Tổ Chức Bảo Tồn Quốc Tế (Conservation International), Tổ chức Lãnh Đạo vì Môi Trường và Phát Triển Quốc tế (Leadership for Environment and Development International). Mới đây ông còn tham gia sáng lập và tổ chức sự kiện Celebrities for Kid @ National Mother’s Day, 1 hoạt động từ thiện của UNICEF dành cho trẻ em tại Indonesia.
Năm 2019, ông Hermawan Kartalaya đã có quan điểm về trách nhiệm xã hội (CSR) của doanh nghiệp toàn cầu thay đổi theo bốn trục quan điểm chính:
CSR 1.0 từ thiện: Công ty thuần túy muốn trao đi một khoảng tiền, vật chất hoặc dịch vụ nhất định cho một cộng đồng nghèo nhất định. Việc trao tặng diễn ra ngắn hạn, và thường kết thúc mà không quan tâm nhiều hơn đến tác động của hành vi trao tặng này đến cộng đồng tiếp nhận. CSR 1.0 thuần là phục vụ nhu cầu trao đi của doanh nghiệp.
CSR 2.0 tạo ra trải nghiệm: Công ty có thể tổ chức một ngày hội trong thành phố hoặc ở một vùng đất nào đó, mỗi năm một lần. Các trải nghiệm được thiết kế để mang niềm vui đến các bên tham gia nhưng tác động vẫn chỉ dừng lại ở mục tiêu ngắn hạn.
CSR 3.0 thúc đẩy sự gắn kết: Công ty thực hiện những buổi tập huấn kỹ năng, chuyên môn tương ứng với năng lực cốt lõi của doanh nghiệp cho một cộng đồng nhất định. Từ đó, doanh nghiệp tạo dựng gắn kết dài hạn nhằm hỗ trợ cộng đồng tự phát triển trong tương lai.
CSR 4.0 hướng đến trao quyền: Khi đó, doanh nghiệp tạo ra một hệ sinh thái giúp một cộng đồng có thể chủ động phát triển. Công ty tham gia vào các hoạt động gắn kết, phát triển năng lực cho một cộng đồng nhất định.
Cũng từ quan điểm này, nhiều doanh nghiệp đã có được định hướng phát triển, như ông Nguyễn Đình Toàn - Phó Tổng Giám đốc marketing công ty Suntory-Pepsi nhận định: các doanh nghiệp cần lưu ý các điều sau khi xây dựng chiến lược CSR theo hướng phát triển bền vững:
- Chiến lược CSR cần bắt nguồn từ năng lực cốt lõi của công ty.
- Xác định lĩnh vực doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động CSR. Lĩnh vực này có liên kết với mục tiêu phát triển bền vững nào của Liên Hiệp Quốc.
- Khuyến khích nhân viên tham gia vào các dự án CSR của công ty.
- Điều này ngoài giúp phát triển năng lực lãnh đạo cho nhân viên còn có thể hỗ trợ gắn kết nhân viên với giá trị của công ty .
- Gắn kết cộng đồng địa phương với chiến dịch CSR của doanh nghiệp.
- Gắn kết khách hàng với hoạt động CSR là một trong những cách giúp lan tỏa giá trị doanh nghiệp.
Trên thực tế, Nestle và Coca-Cola là hai trong số những doanh nghiệp toàn cầu có chiến lược CSR thành công trong nhiều năm.
Cụ thể, từ năm 2011, Nestlé phối hợp với các đối tác bao gồm Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên cùng triển khai dự án Nescafé Plan nhằm nâng cao kỹ thuật canh tác bền vững cho các hộ trồng cà phê tại Việt Nam. Trong 7 năm thực hiện, dự án đã phân phối trên 28 triệu cây giống kháng bệnh năng suất cao tới người nông dân, tập huấn và đào tạo kỹ thuật canh tác bền vững cho hơn 200,000 nông dân. Đến nay, dự án đã tăng trên 30% thu nhập cho người nông dân trong khi vẫn đảm bảo không ảnh hưởng đến hệ sinh thái và môi trường.
Hay như dự án Ekocenter của Coca - Cola là một trong những sáng kiến CSR thành công nổi bật của công ty trong thời gian qua.
Cụ thể, dự án Ekocenter xây dựng các kios có hệ thống lọc nước vận hành bằng năng lượng mặt trời tại các khu dân cư thiếu nước sạch. Mỗi kios có thể cung cấp 6000 lít nước sạch mỗi ngày cho cộng đồng dân cư địa phương sử dụng. Ngoài ra, kiosk được xây dựng để hỗ trợ phụ nữ địa phương kinh doanh bán lẻ cải thiện thu nhập hàng tháng. Không gian xung quanh kios được thiết kế với các dụng cụ tập thể dục công cụ, sân chơi cho trẻ em và người dân khu vực.
Với dự án này, Coca - Cola cung cấp giải pháp hỗ trợ cộng đồng địa phương nâng cao chất lượng cuộc sống (well-being), tiếp cận nguồn nước sạch (water) và trao quyền để phụ nữ địa phương tự chủ trong kinh tế (women). Bà Hường cho biết ba yếu tố "W" này là trọng tâm mà các dự án CSR của Coca-Cola Việt Nam luôn ưu tiên khi xây dựng chiến lược hoạt động mỗi năm.
Minh AnCông ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.