Điều chỉnh của FED ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán như thế nào?
FED được ra đời trên theo đạo luật mang tên "Federal Reserve Act" (Đạo luật Dự trữ liên bang) - đạo luật được ký bởi tổng thống Woodrow Wilson.
Đạo luật này ra đời nhằm mục đích duy trì các chính sách tiền tệ linh hoạt, an toàn và ổn định cho Hoa Kỳ. Kho dự trữ của FED còn là nơi tập trung lượng tiền và vàng nhiều nhất thế giới. Ngân hàng New York thuộc Cục dự trữ Liên bang Mỹ hiện đang dự trữ 25% lượng vàng trên thế giới và hầu hết là vàng của nước ngoài gửi.
FED là từ viết tắt của Federal Reserve System trong tiếng Anh. Ở Việt Nam chúng ta thường gọi FED với một cái tên là Cục dự trữ liên bang hoặc Ngân hàng liên bang Hoa Kỳ.
Được phê duyệt thành lập vào năm 1913, đến nay FED được xem là tổ chức tài chính quyền lực nhất trên thế giới. Là nơi duy nhất được phép in tiền Đô La Mỹ (USD). Mọi quyết định của FED không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế của riêng Hoa Kỳ mà còn ảnh hưởng đến rất nhiều quốc gia khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Bản chất của FED chính là tính độc lập, mọi quyết định của FED khi đưa ra đều phục vụ cho nhu cầu của kinh tế thị trường. Không chịu bất kỳ tác động nào của chính phủ và cơ quan lập pháp, hành pháp nào của Hoa kỳ, kể cả tổng thống Mỹ.
Tính độc lập của FED được thể hiện rõ ràng qua 3 yếu tố sau:
1. Độc lập về chính sách
FED được toàn quyền đưa ra các quyết định chính sách tiền tệ mà không cần phải thông qua quyết định của bất kỳ ai trong cơ quan hành pháp và lập pháp chính phủ.
FED được toàn quyền sử dụng các công cụ đề điều chỉnh lãi suất cho vay, tiền gửi. Tỷ giá tiền tệ của đồng USD, đồng thời đưa ra mức dự trữ bắt buộc để phục vụ cho nhiệm vụ tối đa của FED là bình ổn giá. Tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế
2. Độc lập về tài chính
FED không nhận được nguồn tài trợ phân bổ từ Quốc hội.
FED có nguồn ngân sách vận hành riêng thông qua việc quản lý tài sản.
Mặc dù không được tài trợ từ chính phủ nhưng toàn bộ lợi nhuận hoạt động của FED lại chuyển ngược lại cho chính phủ. FED được coi là cổ máy in tiền khi mạng lại nguồn lợi nhuận mỗi năm lên đến hàng chục tỷ USD.
3. Độc lập về tổ chức nhân sự
Khác với nhiệm kỳ 4 năm của tổng thống Mỹ, các thành viên trong hội đồng có nhiệm kỳ lên đến 14 năm. Điều này đồng nghĩa rằng FED hoạt động liên tục và trải qua nhiều nhiệm kỳ tổng thống khác nhau.
Tuy nhiên, tổng thống không có quyền can thiệp vào các quyết định của FED nhưng tổng thống lại có quyền phế truất chủ tịch của FED, mặc dù khả năng này là không cao.
Lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang hoặc lợi tức trái phiếu kho bạc, được xác định bởi các điều kiện thị trường tài chính. Có thể hiểu lãi suất là tỷ lệ phần trăm gốc mà người cho vay tính cho việc sử dụng tiền của mình. Tiền gốc là số đã vay.
Lãi suất ảnh hưởng đến chi phí của các khoản vay. Kết quả là, chúng có thể tăng tốc hoặc làm chậm nền kinh tế. Cục Dự trữ Liên bang quản lý lãi suất để đạt được mức tăng trưởng kinh tế lý tưởng.
Các ngân hàng và doanh nghiệp sẽ căn cứ trên lãi suất mà Fed đưa ra để định giá sản phẩm của họ sao cho có lợi nhuận hợp lý nhất.
Ví dụ, các ngân hàng cung cấp các dịch vụ thẻ tính dụng cũng sẽ tính phí hàng hóa mà bạn đã tiêu bằng thẻ.
Các công ty thẻ tín dụng tính lãi đối với hàng hóa và dịch vụ mà bạn mua. Các công ty cho vay thế chấp tính lãi trên số tiền đã vay để mua nhà, hay các chi tiêu khác.
Các ngân hàng và Kho bạc Hoa Kỳ cũng trả lãi cho các nhà đầu tư gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm, CD, tín phiếu Kho bạc, trái phiếu… Trong những trường hợp này, nhà đầu tư cho ngân hàng hoặc Kho bạc vay tiền.
Lãi suất là chi phí của việc vay tiền hoặc phần thưởng cho việc tiết kiệm tiền. Nó được tính theo tỷ lệ phần trăm của số tiền đã vay hoặc tiết kiệm. Lãi suất của một khoản vay thường được ghi nhận trên cơ sở hàng năm được gọi là tỷ lệ phần trăm hàng năm (APR).
Lãi suất cao có ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế bởi vì nó làm cho các khoản vay đắt hơn. Khi lãi suất cao, rất ít người tiêu dùng và doanh nghiệp có khả năng vay. Điều này làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, nó khuyến khích mọi người tiết kiệm vì họ được trả nhiều hơn cho các khoản tiền gửi tiết kiệm của họ, hành động này đưa tiền ra khỏi nền kinh tế và làm chậm tốc độ tăng trưởng.
Lãi suất thấp có tác động ngược trở lại nền kinh tế. Chẳng hạn, lãi suất thế chấp thấp làm tăng nhu cầu của người mua nhà. Điều này có xu hướng đẩy giá nhà lên cao. Tỷ lệ tiết kiệm giảm và các nhà đầu tư chuyển tiền vào các tài sản trả lợi suất cao hơn như thị trường chứng khoán. Về cơ bản, tỷ giá thấp làm tăng tính thanh khoản giúp nền kinh tế mở rộng.
Người tiêu dùng và nhà đầu tư thường hỏi, "Nếu lãi suất thấp mang lại nhiều lợi ích như vậy, tại sao Cục Dự trữ Liên bang không giữ lãi suất thấp mọi lúc?"
Người ta thường chấp nhận rằng chính phủ Hoa Kỳ, Cục Dự trữ Liên bang, một số doanh nghiệp và người tiêu dùng thích lãi suất thấp.
Chính phủ Hoa Kỳ thích lãi suất thấp vì họ vay một số tiền lớn để điều hành đất nước. Các công ty thâm dụng vốn như công ty công nghệ thích lãi suất thấp hơn cũng như người tiêu dùng muốn mua nhà, ô tô, thiết bị và quần áo theo hình thức tín dụng. Tuy nhiên, các ngân hàng thích lãi suất cao hơn vì họ có xu hướng tăng lợi nhuận do mức lãi suất cao mà họ có thể tính cho các khoản vay.
Nhưng lãi suất thấp có thể gây ra lạm phát. Nếu có quá nhiều thanh khoản, thì cầu sẽ vượt cung và giá sẽ tăng. Một số lạm phát là tốt cho nền kinh tế vì nó cho thấy sự tăng trưởng, nhưng lạm phát mất kiểm soát sẽ gây hại cho nền kinh tế.
Tình hình lạm phát ở Mỹ đang nóng đến nỗi các nhà băng ở Phố Wall lần lượt đưa ra dự báo cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ hành động quyết liệt hơn so với dự kiến nhằm hạn chế đà leo thang của giá cả.
Tuần trước, ngân hàng Goldman Sachs gây ngạc nhiên khi đưa ra dự báo cho rằng Fed sẽ tăng lãi suất 0,5 điểm phần trăm mỗi lần trong hai cuộc họp chính sách tiền tệ tới đây.
Hai ngân hàng khác là Morgan Stanley và Jefferies nhanh chóng thể hiện quan điểm đồng tình với nhận định này, cho dù từ năm 2000 tới nay, chưa có cuộc họp nào Fed nâng lãi suất với bước nhảy lớn như vậy.
Tiếp đó là Citigroup, với dự báo thậm chí còn gây sửng sốt hơn. Trong một báo cáo hôm thứ Sáu vừa rồi, các chuyên gia kinh tế của Citigroup dự báo Fed sẽ nâng lãi suất 0,5 điểm phần trăm mỗi lần trong 4 cuộc họp tới đây. Không chỉ vậy, Citigroup còn tính đến khả năng Fed hành động mạnh tay hơn, tăng lãi suất với bước nhảy như vậy trong tất cả các cuộc họp còn lại của năm nay.
Những dự báo này phản ánh mức độ lo ngại về triển vọng lạm phát. Tình hình đã xấu đi nhiều trong những tuần gần đây, khi cuộc chiến tranh Nga-Ukraine kéo theo sự leo thang chóng mặt của giá lương thực-thực phẩm, năng lượng và hàng hoá cơ bản khác.
"Với dữ liệu lạm phát có thể sẽ rất mạnh trong tháng 3 này và tiếp tục ở mức cao trong tháng 4. Chúng tôi cho rằng sẽ rất khó để các quan chức Fed lập luận vì sao họ không nâng lãi suất 0,5 điểm phần trăm", báo cáo của Citigroup được trang CNN Business trích dẫn.
Báo cáo này cảnh báo rằng nếu lạm phát "bất ngờ tăng tốc" hoặc kỳ vọng lạm phát dài hạn tăng nhanh, có khả năng Fed nâng lãi suất nhiều hơn 0,5 điểm phần trăm trong mỗi lần họp.
Thông thường, Fed nâng lãi suất với tốc độ từ tốn, chỉ 0,25 điểm phần trăm mỗi lần nâng. Nhưng với giá tiêu dùng ở Mỹ đang tăng với tốc độ mạnh nhất 40 năm, không thể coi thời điểm này là bình thường. Tháng 2 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ tăng 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất kể từ năm 1982.
Cách đây mới chỉ 1 năm, các quan chức Fed phát tín hiệu rằng ngân hàng trung ương này có thể không tăng lãi suất cho tới ít nhất năm 2024. Giờ đây, các nhà đầu tư đang dự báo Fed có 6-7 lần tăng lãi suất trong năm nay.
Lần gần đây nhất Fed nâng lãi suất 0,5 điểm phần trăm hoặc hơn mỗi lần trong 4 cuộc họp liên tiếp là vào cuối năm 1994 đầu năm 1995. Chuỗi lần nâng lãi quyết liệt đó đã dẫn tới biến động lớn trên thị trường tài chính Mỹ, với thị trường trái phiếu sụt giảm chóng mặt và các quỹ phòng hộ thua lỗ trầm trọng. Chỉ vài tháng sau đó, Fed buộc phải đảo ngược chính sách, bắt đầu cắt giảm lãi suất trở lại.
Tuần trước, Chủ tịch Fed Jerome Powell phát tín hiệu rằng Fed đã sẵn sàng đẩy mạnh cuộc chiến chống lạm phát bị cho là chậm trễ.
"Đang có một sự cần thiết rõ ràng phải hành động nhanh chóng để đưa lập trường chính sách tiền tệ về một mức độ trung tính hơn", ông Powell phát biểu tại một sự kiện do Hiệp hội Kinh tế học kinh doanh Quốc gia (NABE) tổ chức.
Điều này cho thấy Fed đang chuyển từ hỗ trợ hết mức có thể cho nền kinh tế sang trạng thái "hãm phanh". Sự dịch chuyển lập trường này là hợp lý, xét tới lạm phát đang cao và tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đang ở mức thấp.
Tuy nhiên, Fed càng "hãm phanh" mạnh bao nhiêu, thì nguy cơ xảy ra xáo trộn trên thị trường tài chính và nền kinh tế sẽ càng lớn bấy nhiêu.
Trong bối cảnh thế giới đang đứng trước nguy cơ lạm phát ngày một tăng do ảnh hưởng của việc FED tăng lãi suất thì thị trường chứng khoán là 1 nơi để các nhà đầu tư chọn mặt gửi vàng để ‘’tránh bão’’. Một mã cổ phiếu tiềm năng đáng chú ý trên sàn HNX đó chính là mã PGT của công ty cổ phần PGT Holdings - một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam. Mã PGT đang thu hút nhiều sự chú ý của nhà đầu tư thời gian gần đây.
Bảng thông tin giao dịch cổ phiếu PGT (HNX) trong tháng 03/2022
Kết phiên với giá 11.000 VND ngày 29/03, PGT vẫn đang nằm ở ngưỡng hỗ trợ tốt sau đợt tăng nóng kịch trần tím liên tục vào các tuần trước. Theo đánh giá, cổ phiếu đang trong giai đoạn tích lũy như PGT chính là thời điểm mua hàng tốt với giá rẻ dành cho các nhà đầu tư giá trị tiềm năng tinh ý.
Thêm vào đó, đứng trước những khó khăn về thiếu hụt lao động của thị trường sau đại dịch Covid-19, doanh nghiệp PGT Holdings (HNX: PGT), đã có những hành động cụ thể để góp phần cung ứng nguồn lao động trong giai đoạn này.
Công ty PGT Holdings đề xuất hợp tác nhiều lĩnh vực với Đồng Tháp.
Ngày 23/2/2022 vừa qua, CEO của PGT Holdings ông Kakazu Shogo (Đại sứ thiện chí của tỉnh Okinawa tại Việt Nam) đã có một buổi trao đổi, làm việc trực tiếp với phó chủ tịch, các sở, ban ngành của tỉnh Đồng Tháp về kế hoạch hợp tác năm 2022. Trong năm 2022, PGT Holdings mong muốn sẽ luôn hỗ trợ, kết nối các đoàn khảo sát của Nhật Bản về nguồn nhân lực, năng lượng tái tạo, năng lượng điện, năng lượng tự nhiên, xuất khẩu một số phụ phẩm sang Nhật Bản để phục vụ ngành chăn nuôi… Đặc biệt chủ đề nguồn nhân lực được nhấn mạnh trong buổi trao đổi trực tiếp.
Một lần nữa khẳng định triết lý kinh doanh của PGT Holdings xây dựng "Giá trị bền vững" cho doanh nghiệp nói riêng và góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế tỉnh Đồng Tháp và Việt Nam nói chung.
Bên cạnh đó, trong lĩnh vực M&A, PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động.
Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, PGT sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.
Trong năm 2022 sẽ là một năm mà PGT Holdings tiếp tục đem lại những thông tin tích cực, những thương vụ giá trị hơn nữa để đem lại giá trị sinh lời cho các cổ đông khi nắm giữ mã PGT. Vì vậy PGT Holdings rất đáng để nhà đầu tư cân nhắc lựa chọn đầu tư.
Thông tin doanh nghiệp
PGT tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư. Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.
Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp vô cùng tiềm năng. Vì vậy PGT chính là một gợi ý để các nhà đầu tư giải ngân đầy hợp lý để ăn nên làm ra.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Khi cái lạnh mùa đông tràn về, không ít du khách chọn cách “chạy trốn” rét buốt để tìm đến những miền đất ấm áp, rực rỡ ánh đèn lễ hội.