Điều kiện cần và đủ để “Thị trường rủi ro” hái lộc cho các nhà đầu tư
Bất chấp những thách thức, Việt Nam vẫn duy trì một vị thế độc đáo - trung tâm tiền mã hóa non trẻ và đang phát triển ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Thách thách thức pháp lý liên quan tới tài sản mã hóa
Sự xuất hiện của tài sản mã hóa đã đặt ra những thách thức về mặt pháp lý mới cho các hệ thống pháp luật trên thế giới. Các thách thức đó bao gồm:
Thách thức liên quan tới khái niệm và giá trị pháp lý của tài sản mã hóa
Các thuật ngữ "tài sản mã hóa", "tiền ảo" là các thuật ngữ phổ thông, thường được sử dụng để phân biệt với tài sản, tiền theo nghĩa truyền thống trong thế giới vật chất. Trong khi đó, các thuật ngữ "tài sản mã hóa", tiền mã hóa" là các thuật ngữ chuyên ngành, gần đây được sử dụng để đề cập đến các loại "tài sản" mới được hình thành nhờ ứng dụng của công nghệ blockchain kết hợp công nghệ mã hóa (mật mã). Tuy nhiên, hiện nay, thuật ngữ "tài sản mã hóa", "tiền mã hóa" chưa được ghi nhận trong bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào của hệ thống pháp luật Việt Nam; chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào khẳng định rõ chúng có được coi là một loại tài sản hay không (mặc dù trong một số lĩnh vực pháp luật cũng đã có một số quy định có liên quan hoặc có thể vận dụng - khi xét đến bản chất) để có thể áp dụng đối với tiền mã hóa).
Thách thức liên quan tới việc tạo ra, phát hành (chào bán) tài sản mã hóa
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, nếu tài sản mã hóa có thuộc tính như chứng khoán thì hoàn toàn có vận dụng các quy định của pháp luật chứng khoán hiện hành để điều chỉnh. Tuy nhiên, trong trường hợp này, tài sản mã hóa có những đặc thù so với các loại chứng khoán "truyền thống" bởi tài sản mã hóa chỉ tồn tại trên môi trường kỹ thuật số và còn có thể được sử dụng như một phương tiện thanh toán (hỗn hợp: hybrid).
Chính vì vậy, trong thời gian tới, việc nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật chứng khoán như về điều kiện chào bán, hình thức chào bán, đăng ký chào bán, thủ tục chào bán, hồ sơ chào bán, công bố thông tin, báo cáo tài chính... đối với hoạt động chào bán ra công chúng cần được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và đầy đủ hơn trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế. Đồng thời, cần phải cảnh báo và ngăn chặn các hoạt động chào bán ra công chúng dưới dạng kinh doanh đa cấp trái pháp luật, mang tính chất lừa đảo.
Đối với tiền mã hóa, để được thừa nhận là một căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với loại tài sản này, các hoạt động "đào" tài sản mã hóa (như đào Bitcoin), "phát hành" tài sản mã hóa hay các giao dịch trao đổi, mua bán tài sản mã hóa sau khi "đào", "phát hành" cần được pháp luật công nhận là một trong những căn cứ xác lập quyền sở hữu.
Thiếu khung pháp lý
Trong khi các nhà cung cấp dịch vụ trao đổi tiền mã hóa phải trải qua quá trình tuyển chọn nghiêm ngặt để có được giấy phép ở Singapore và sắp tới là Hồng Kông, các sàn giao dịch như Binance hay Remitano có thể tự do hoạt động tại Việt Nam mà không cần sở hữu giấy phép nhà cung cấp dịch vụ tài chính. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận từ tiền mã hóa cũng không phải trả bất kỳ khoản thuế nào.
Nhiều dự án tiền mã hóa, đặc biệt là GameFi, Move to Earn, Metaverse và Web3, đã được triển khai trong một môi trường giúp thúc đẩy đổi mới quốc gia cũng như hướng đến nền kinh tế số.
Tuy nhiên, việc thiếu khung pháp lý đã dẫn đến một số vấn đề: Thứ nhất, thiếu bảo vệ cho nhà đầu tư nếu họ bị lừa đảo; Thứ hai, khó khăn trong việc truy tìm các hoạt động tội phạm và lừa đảo liên quan đến tiền mã hóa như rửa tiền; Thứ ba, môi trường kinh doanh đầy biến động; Thứ tư, cơ quan thuế không có khả năng thu thuế từ các hoạt động liên quan đến tiền mã hóa.
Về lâu dài, những vấn đề này có thể làm giảm niềm tin của thị trường và khiến Việt Nam trở nên kém hấp dẫn hơn, đặc biệt là khi sự phấn khích qua đi.
Tuy nhiên tại thị trường tiềm mã hóa Việt Nam: nhiều chuyên gia nhận định "Thị trường rủi ro" rất sôi động và điều kiện dân trí tốt chính là 1 lợi thế.
Bất chấp những thách thức trên, Việt Nam vẫn duy trì một vị thế độc đáo - trung tâm tiền mã hóa non trẻ và đang phát triển ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Thứ nhất, Việt Nam vẫn sẽ có một tỉ lệ đáng kể (khoảng 68-70% dân số) người trưởng thành trong độ tuổi lao động trong 10 đến 15 năm tới. Việt Nam cũng được dự đoán sẽ có khoảng 50% dân số thuộc tầng lớp trung lưu vào năm 2030, trở thành một trong 20 nền kinh tế hàng đầu có dân số thuộc tầng lớp trung lưu lớn nhất. Là nhóm dân số trẻ và am hiểu công nghệ, họ được kỳ vọng sẽ thúc đẩy việc áp dụng tiền mã hóa hơn nữa và theo cách bền vững hơn.
Mặc dù quy định về tiền mã hóa ở Việt Nam có thể vẫn chưa rõ ràng trong ngắn hạn, Chính phủ nhận thức được rằng tài sản tiền mã hóa có thể gây bất ổn cho hệ thống tài chính và nền kinh tế nếu không được kiểm soát.
Do đó, một khung pháp lý hoặc định hướng pháp lý rõ ràng hơn có khả năng sẽ được hiện thực hóa trong khoảng một năm tới, theo chỉ đạo của Phó thủ tướng với Bộ Tài chính nhằm hoàn thiện khung pháp lý cho tài sản mã hóa, tiền mã hóa.
Cuối cùng, việc Việt Nam được xếp hạng nhất trong chỉ số chấp nhận tiền mã hóa của Chainalysis trong hai năm liên tiếp cho thấy người Việt Nam rất sẵn lòng tham gia vào thị trường tiền mã hóa.
Tuy nhiên, trước những vụ lừa đảo từng xảy ra cũng như tình hình thị trường ngủ đông do đi xuống như hiện nay, ngành công nghiệp tiền mã hóa cần nâng cao uy tín và thể hiện sự phù hợp với nền kinh tế để giữ chân và thu hút nhiều người dùng hơn.
Tại thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao ngày 2/2/2023, VN-Index tăng 1,62 điểm (0,15%) lên 1.077,59 điểm, HNX-Index giảm 0,7 điểm (0,32%) xuống 215,31 điểm, UPCoM-Index giảm 0,05 điểm (0,07%) còn 74,88 điểm. Toàn sàn có 19 mã tăng trần, 210 mã tăng giá, 857 mã đứng giá, 503 mã giảm giá và 29 mã giảm sàn.
Quay trở lại với PGT Holdings (HNX: PGT), doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra. Khép lại phiên giao dịch ngày 2/2/2023, mã PGT đóng cửa với mức 3,100 VNĐ.
Thông tin doanh nghiệp
PGT Holdings tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.
Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.
Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.
Năm 2022, bắt nhịp với những xu hướng kinh tế cùng với đó PGT cũng tham gia lĩnh vực kinh doanh mới là tạo lập thị trường NFT./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15h hôm nay (16/1), sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính.