Định hướng chiến lược nâng cao giá trị xuất khẩu chè Việt vào Indonesia

Xuất nhập khẩu
08:30 AM 22/07/2025

Chè Việt Nam giữ vững vị thế số 1 tại Indonesia với 76,9% thị phần, nhưng đà tăng trưởng đang chậm lại trước sức ép từ Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia. Để bảo vệ “ngôi vương”, ngành chè cần đổi mới sản phẩm, xây dựng thương hiệu và chinh phục người tiêu dùng trẻ.

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), Việt Nam là nước cung cấp chè lớn nhất vào thị trường Indonesia. 4 tháng năm 2025, Việt Nam xuất khẩu chè sang Indonesia đạt 3.253 nghìn tấn, trị giá 3,24 triệu USD, tăng 6% về lượng và tăng 6,9 về trị giá so với cùng kỳ năm 2024.

Định hướng chiến lược nâng cao giá trị xuất khẩu chè Việt vào Indonesia- Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Mặc dù xuất khẩu chè Việt Nam sang Indonesia tiếp tục tăng trưởng, nhưng tốc độ này đang chậm hơn mặt bằng chung của thị trường, cho thấy mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Cụ thể, trong khi xuất khẩu từ Việt Nam chỉ tăng 6%, thì nhập khẩu từ Thái Lan tăng 51%, Trung Quốc tăng 76%, và Nhật Bản tăng 10,5%.

Đáng chú ý, Malaysia - một thị trường mới nổi - đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, với sản lượng chè xuất khẩu sang Indonesia tăng hơn 45.000%, chiếm gần 5% thị phần chỉ trong bốn tháng đầu năm 2025. Trong bối cảnh đó, thị phần của Việt Nam tại Indonesia giảm từ 82% (cùng kỳ 2024) xuống còn 76,9%.

Dù được đánh giá cao về chất lượng, giá chè Việt tại Indonesia hiện chỉ bằng khoảng một nửa so với mức trung bình của thế giới.

Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc sản phẩm vẫn chủ yếu xuất khẩu ở dạng thô hoặc sơ chế, trong khi đầu tư vào chế biến sâu, xây dựng thương hiệu và định vị thị trường còn hạn chế. 

Ngoài ra, hiện nay, chất lượng sản phẩm chè Việt Nam không thua kém bất kỳ quốc gia sản xuất chè nào trên thế giới. Tuy nhiên trong bối cảnh giá bình quân chè xuất khẩu của Việt Nam sang Indonesia nói riêng và toàn cầu nói chung mới chỉ bằng khoảng một nửa so với giá bình quân chè của thế giới.

Theo Bộ Công Thương, để nâng cao giá trị xuất khẩu và giữ vững vị thế tại thị trường Indonesia, chìa khóa để chè Việt gia tăng sức cạnh tranh tại các thị trường trọng điểm như Indonesia cần thấu hiểu nhu cầu tiêu dùng bản địa là yếu tố then chốt; các doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng, đầu tư vào chế biến và đa dạng sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho chè Việt Nam. Việt Nam cần tiếp tục cải tiến chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là tại thị trường tiềm năng như Indonesia và không ngừng đổi mớit rong các sản phẩm chè để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng tại đây.

Không chỉ vậy, trong bối cảnh thị trường biến động và cạnh tranh ngày càng gay gắt, chuyển hướng từ xuất khẩu nguyên liệu thô sang sản phẩm chế biến có thương hiệu là hướng đi tất yếu.

Bức tranh xuất khẩu những tháng đầu năm 2025 cho thấy giữ vững thị phần không còn chỉ phụ thuộc vào sản lượng, mà còn cần đến chiến lược phát triển bền vững về chất lượng, sản phẩm và thương hiệu.

Tương lai của chè Việt tại Indonesia và trên thị trường quốc tế sẽ phụ thuộc vào khả năng thích ứng, sáng tạo và đầu tư bài bản của các doanh nghiệp. Đó cũng chính là con đường để chè Việt nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Minh An (t/h)
Ý kiến của bạn
Thương mại điện tử: Đòn bẩy xuất khẩu bền vững Thương mại điện tử: Đòn bẩy xuất khẩu bền vững

Trong bối cảnh kinh tế số toàn cầu, chuyển đổi số và thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) đang là một trong những động lực then chốt giúp Việt Nam hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu.