Định hướng chiến lược vào năng lượng tái tạo, TEG tăng đầu tư dự án điện gió
Cuối tháng 9/2021, TEG đã thực hiện thành công phiên đấu giá 10 triệu cổ phần tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội với giá trúng bình quân 10.678 đồng/cổ phần (giá khởi điểm 10.000 đồng/cổ phần), thu về 106 tỷ đồng. Đồng thời chào bán 21,6 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 3:2, với giá 10.000 đồng/cổ phiếu.
Thông tin từ CTCP Năng lượng và Bất động sản Trường Thành (mã chứng khoán TEG) cho biết, CTCP Năng lượng Trường Thành (Công ty mà TEG đang thực hiện tăng sở hữu lên 90% vốn điều lệ) sẽ nhận chuyển nhượng 20% cổ phần tại CTCP Điện gió Trường Thành Trà Vinh. Đây là Công ty dự án đang triển khai Nhà máy điện gió V1-2 (công suất 48MW) tại thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, do hai cổ đông là TTVN Group và Sermsang Power Corporation (Thái Lan) hợp tác đầu tư.
CTCP Năng lượng Trường Thành (TTP) dự kiến nhận chuyển nhượng số cổ phần này từ Tập đoàn Trường Thành (TTVN).
Dự án sử dụng 12 turbine gió với công suất 4MW/turbine. Với tốc độ gió trên 7,4m/s – tốc độ gió được các chuyên gia đánh giá là rất cao và ổn định ở Việt Nam, có dự kiến sản lượng hàng năm đạt gần 142 triệu kWh. Với giá điện 9,8 UScents trong 20 năm, nhà máy có doanh thu ước 320 tỷ đồng/năm. Việc sở hữu 20% tại dự án V1-2 sẽ đem lại nguồn thu tài chính ổn định cho TTP và đóng góp vào kết quả kinh doanh hợp nhất cho TEG Group.
Với tổng mức đầu tư hơn 2.200 tỷ đồng, chủ đầu tư đã hoàn thành công tác lắp đặt 12 turbine trong tháng 8/2021, hoàn thành và đóng điện trạm biến áp ngày 25/9/2021. Hiện dự án đang được khẩn trương hoàn thành các bước và các thủ tục pháp lý cuối cùng để được phát điện thương mại trước 31/10/2021.
Ngoài dự án trên, TEG và một đối tác lớn đang triển khai mua lại một dự án điện gió trên bờ đã được bổ sung vào Quy hoạch điện VII. Dự án có công suất 48 MW, dự kiến sử dụng turbine có công suất 4.2 – 4.5MW. Khu vực dự án có tốc độ gió trung bình hơn 6.6m/s, sản lượng điện dự kiến khoảng 135 triệu kWh/năm.
Dự án này có tổng mức đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng. Theo kế hoạch, TEG sẽ sở hữu khoảng 20% cổ phần tại Công ty dự án để tham gia triển khai thi công và đưa dự án đi vào hoạt động đúng tiến độ.
Dự án đã được phê duyệt Nghiên cứu khả thi và thiết kế cơ sở, đã ký PPA với EVN và đang triển khai các thủ tục đầu tư tiếp theo. Dự kiến, dự án có thể COD giai đoạn 1 (24MW) trong 2022 và giai đoạn 2 (24MW) trong 2023.
Hiện tại, dự thảo Quy hoạch điện VIII đang kế thừa toàn bộ Quy hoạch điện VII đối với năng lượng gió trên bờ/gần bờ tới năm 2030, trong đó phần lớn công suất được phân bổ cho quy hoạch phát triển tới năm 2030 sẽ là các dự án trong Quy hoạch điện VII. Vì vậy, đây là cơ hội tốt cho các đơn vị có năng lực triển khai dự án đúng tiến độ như TTVN và TEG đàm phán mua lại và phát triển các dự án dang dở sẽ thúc đẩy tiến độ, sớm tạo ra dòng điện mới đóng góp cho lưới điện Quốc gia.
Cuối tháng 9/2021, TEG đã thực hiện thành công phiên đấu giá 10 triệu cổ phần tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội với giá trúng bình quân 10.678 đồng/cổ phần (giá khởi điểm 10.000 đồng/cổ phần), thu về 106 tỷ đồng. Đồng thời chào bán 21,6 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 3:2, với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Cũng trong đợt phát hành này, TEG đã trả cổ tức tỷ lệ 5% bằng cổ phiếu cho các Nhà đầu tư.
Hiện tại, TTP đang là cổ đông lớn tại 2 dự án trang trại điện mặt trời quy mô hơn 300 MWp tại Việt Nam gồm Nhà máy điện mặt trời Hòa Hội tại Phú Yên và Nhà máy điện mặt trời Bình Nguyên ở Quãng Ngãi (cả hai dự án đã COD giữa năm 2019 với mức giá FIT 9,35 UScents/kWh trong 20 năm).
Trong chiến lược phát triển của mình, TTP có kế hoạch đầu tư nhiều nhà máy điện tái tạo như Nhà máy điện mặt trời Kỳ Sơn tại Hà Tĩnh (quy mô 250MWp), Nhà máy điện mặt trời Quảng Phú tại Đăk Nông (quy mô 50MWp), Nhà máy điện mặt trời Chánh Thuận tại Bình Định (quy mô 50MWp), Nhà máy điện mặt trời Cát Hiệp 2 ở Bình Định (quy mô 50 MWp), Nhà máy điện mặt trời Trường Thành Ninh Tân ở Khánh Hòa (quy mô 24,96 MWp); Nhà máy điện gió Phù Mỹ ở Bình Định (quy mô 125MW), Nhà máy điện gió Đông Hải 3 ở Trà Vinh (quy mô 120 MW), nhà máy điện gió Tân Ân ở Cà Mau (quy mô 100 MW). Các dự án này đều đã hoàn tất các thủ tục thẩm định theo yêu cầu và đang chờ Quy hoạch điện VIII được thông qua để triển khai các thủ tục đầu tư.
Bảo SơnTrong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải, lãi suất được duy trì ở mức thấp. GDP của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ở mức 6,8% năm 2024, nhờ xuất khẩu và công nghiệp giữ đà tích cực.