Định hướng hình thành Cụm đô thị Hội An là hạt nhân du lịch
Theo đó, định hướng phát triển TP. Hội An là đô thị hạt nhân du lịch trong tam giác di sản quốc tế: Hội An - Cù Lao Chàm - Mỹ Sơn, hình thành cụm đô thị Hội An trong mối quan hệ vùng phụ cận (thị xã Điện Bàn, huyện Duy Xuyên).
Theo đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được HĐND TP. Hội An thông qua: Quy mô lập quy hoạch khoảng 6.354,83 ha (đất liền và hải đảo), có ranh giới như sau: Phía Bắc giáp thị xã Điện Bàn; Phía Đông giáp Biển Đông; Phía Nam giáp huyện Duy Xuyên; Phía Tây giáp thị xã Điện Bàn và huyện Duy Xuyên.
Quy hoạch hướng đến mục tiêu xây dựng Hội An trở thành đô thị loại II theo tiêu chí đặc thù vào năm 2025. Hướng tới phát triển đô thị thông minh vào năm 2030, định hướng phát triển đô thị "Sinh thái, Văn hóa, Du lịch" mang tầm quốc tế, phát triển dựa trên nền tảng: Dân tộc, hiện đại và bền vững... Làm cơ sở pháp lý để lập quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết, các quy định và quy chế quản lý đô thị, các dự án đầu tư xây dựng, thu hút đầu tư và kiểm soát quá trình phát triển, xây dựng đô thị theo quy hoạch.
Theo đó, định hướng phát triển TP. Hội An là đô thị hạt nhân du lịch trong tam giác di sản quốc tế: Hội An - Cù Lao Chàm - Mỹ Sơn, hình thành cụm đô thị Hội An trong mối quan hệ vùng phụ cận (thị xã Điện Bàn, huyện Duy Xuyên).
Dự báo quy mô dân số của Hội An đến năm 2035 với dân số toàn đô thị khoảng 130.000 người (bao gồm cả dân số quy đổi). Đến năm 2050, dân số toàn đô thị khoảng 180.0000 người (bao gồm cả dân số quy đổi).
Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch còn hướng đến mục tiêu phát triển các khu đô thị mới hỗn hợp phía Tây TP. Hội An. Trong đó, mô hình phát triển và cấu trúc không gian đô thị theo hướng: "Vườn trong phố - Phố trong vườn", cấu trúc đô thị với những cụm đô thị - làng xóm đan xen trong những không gian nông nghiệp, tự nhiên. Đề xuất phát triển các khu đô thị mới hỗn hợp đa chức năng tập trung về phía Tây, tận dụng khả năng tiếp cận giao thông đối nội - đối ngoại....
Đồng thời phân vùng quản lý không gian, TP. Hội An gồm 04 vùng: Phân vùng I, vùng lõi đô thị hiện hữu (bao gồm phường Minh An, phường Sơn Phong, phường Cẩm Phô, Tân An, phường Cẩm Nam); Bảo tồn tính toàn vẹn và xác thực của khu Phố Cổ và liên kết địa lý, lịch sử giữa thành phố và dòng sông, thông qua việc bảo tồn các di sản vật thể và phi vật thể, cũng như sự phát triển hài hòa của các khu vực xung quanh.
Phân vùng II, vùng phát triển mới đô thị và nông thôn (bao gồm phường Thanh Hà, xã Cẩm Hà): Bảo tồn các di sản lịch sử và di sản tự nhiên của dòng sông bao gồm Sông Cổ Cò và một phần thuộc khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm - Hội An. Quy hoạch phát triển hỗn hợp đa chức năng với mô hình cluster trung tâm nghiên cứu, công nghiệp, dịch vụ và đô thị kết nối với công viên trung tâm văn hóa... Khu vực phát triển đô thị mới với các tiện ich công cộng đáp ứng được nhu cầu các cư dân mới cũng như cư dân hiện trạng.
Phân vùng III, vùng bảo tồn châu thổ (bao gồm phường Thanh Hà, xã Cẩm Hà): Bảo tồn các di sản lịch sử và di sản tự nhiên của dòng sông là điều rất cần thiết cho công tác bảo tồn trong tương lai của Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm - Hội An. Quy hoạch các trung tâm dịch vụ, không gian công cộng kết nối với không gian sinh thái tự nhiên (Không gian nông nghiệp, rừng....), các hành lang xanh bảo vệ nguồn nước.
Phân vùng IV, vùng bảo tồn biển đảo, bao gồm phường Cẩm An, phường Cửa Đại, xã Tân Hiệp....
Xây dựng hệ thống giao thông đối ngoại, trong đó dường Bộ Kết nối với TP. Đà Nẵng bằng đường ven biển TL 603A (đường Lạc Long Quân), đường tỉnh TL607 qua Điện Bàn, tuyến tỉnh lộ TL 607B (An Dương Vương) kết nối TL607 và TL603. Kết nối với tuyến Quốc Lộ và Cao tốc 1A bằng tỉnh lộ TL608 tại Vĩnh Điện. Kết nối về phía Bắc đi Tam Kỳ có Cầu Cửa đại đi tuyến đường ven biển 129 qua Duy Xuyên. Đi Duy Phước, Duy Vinh có các cầu Cẩm Kim, Cẩm Kim - Duy Phước, Cẩm Kim - Duy Vinh.
Xây dựng và phát triển hệ thống giao thông trục chính quan trọng, trong đó đường bộ có các tuyến quan trọng như: Lạc Long Quân, Võ Chí Công, Nguyễn Chí Thanh, đường 28 tháng 3, Hai Bà Trưng, đường Cửa Đại, Đường Nhân Tông, Nguyễn Tất Thành, Lý Thường Kiệt, Hùng Vương...
Nguyễn TuấnTừ 11/11/2024, người dân có thể sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập trên ứng dụng iHanoi. Việc tích hợp VNeID lên iHanoi có thể coi là 1 bước tiến lớn khi mang lại nhiều lợi ích hơn tới người dân Thủ đô.