Định hướng từ năm 2050 không sử dụng nhiên liệu than cho sản xuất điện

Kinh doanh
08:33 AM 19/02/2025

Mục tiêu đến năm 2050, chuyển đổi nhiên liệu các nhà máy nhiệt điện than sang sử dụng hoàn toàn nhiên liệu sinh khối, amoniac. Giai đoạn từ năm 2050, định hướng không sử dụng nhiên liệu than cho sản xuất điện.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 266/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch (Kế hoạch) với mục tiêu xây dựng và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp toàn diện ứng phó với biến đổi khí hậu và chuyển dịch năng lượng nhằm thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050.

Định hướng từ năm 2050 không sử dụng nhiên liệu than cho sản xuất điện- Ảnh 1.

Định hướng từ năm 2050 sẽ không sử dụng nhiên liệu than cho sản xuất điện. Ảnh: Báo Quảng Nam

Mục tiêu cụ thể giai đoạn đến năm 2030, nghiên cứu thí điểm lắp đặt hệ thống thu gửi carbon cho nhà máy nhiệt điện than sử dụng công nghệ cũ, hiệu suất thấp; xem xét dừng hoạt động khoảng 540 MW (nhà máy nhiệt điện Phả Lại, công suất 440 MW và nhà máy nhiệt điện Ninh Bình, công suất 100 MW) nếu các nhà máy điện than đã hết đời sống kinh tế, công nghệ cũ, hiệu suất thấp không giải quyết cải thiện được vấn đề hiệu suất và phát thải.

Nghiên cứu, thí điểm áp dụng công nghệ đốt kèm nhiên liệu sinh khối, amoniac tại các nhà máy nhiệt điện than để giảm phát thải C02. Khuyến khích các nhà máy điện than đốt kèm và chuyển dần sang sử dụng nhiên liệu sinh khối, amoniac.

Ưu tiên khai thác, sử dụng triệt để và hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện; tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo (gồm cả thủy điện) đạt khoảng 29,2 - 37,7%.

Phấn đấu hoàn thành đầu tư dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận trong khoảng 5 năm, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, phát triển và bảo vệ môi trường.

Đến năm 2045, phát triển các nguồn điện sạch tối thiểu 1.160MW thay thế để bù vào các nguồn điện, đảm bảo cung cấp đủ điện cho hệ thống điện quốc gia để xem xét dừng hoạt động khoảng 1.160 MW nhiệt điện than đối với các nhà máy điện than đã hết đời sống kinh tế (nếu không chuyển đổi nhiên liệu).

Tiếp tục thực hiện chuyển đổi nhiên liệu các nhà máy điện than sau 20 năm vận hành sang đốt kèm sinh khối, amoniac với tổng công suất 18.642 MW; chuyển hoàn toàn các nhà máy nhiệt điện than sang sinh khối, amoniac với tổng công suất 6.990 MW.

Đến năm 2050, phát triển đủ các nguồn điện sạch thay thế để bù vào các nguồn điện với công suất tối thiểu 3.335 MW, đảm bảo cung cấp đủ điện cho hệ thống điện quốc gia để xem xét dừng hoạt động khoảng 3.335 MW nhiệt điện than đối với các nhà máy điện than đã hết đời sống kinh tế (nếu không chuyển đổi nhiên liệu hoặc lắp đặt hệ thống thu giữ carbon).

Thực hiện chuyển đổi nhiên liệu các nhà máy nhiệt điện than sang sử dụng hoàn toàn nhiên liệu sinh khối, amoniac với tổng công suất 25.632 - 28.832 MW; lắp đặt hệ thống thu giữ carbon cho các nhà máy điện than.

Giai đoạn từ năm 2050, định hướng không sử dụng nhiên liệu than cho sản xuất điện.

Để đạt được các mục tiêu trên, Kế hoạch đặt ra các nhiệm vụ, giải pháp về chính sách pháp luật, kỹ thuật công nghệ, nhân lực, tài chính và nguồn vốn, hợp tác quốc tế, chuyển dịch công bằng và bảo đảm an sinh xã hội.

Minh An (t/h)
Ý kiến của bạn
CIEM: Kinh doanh nền tảng đóng góp khoảng 10% trong GDP Việt Nam CIEM: Kinh doanh nền tảng đóng góp khoảng 10% trong GDP Việt Nam

Theo kết quả nghiên cứu từ Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), kinh tế số nói chung và kinh doanh nền tảng nói riêng sẽ tiếp tục là ngành chủ chốt đóng góp vào việc đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025.