Doang nghiệp thép Việt Nam đang khai thác tốt thị trường EU
Việc tăng trưởng xuất khẩu sắt thép cho thấy các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam đang khai thác tốt tại thị trường EU và đã tận dụng tốt những cơ hội do thị trường mang lại.
Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, sản lượng xuất khẩu sắt thép các loại trong quý 1/2022, lượng sắt thép xuất khẩu là 2,28 triệu tấn, giảm 21,1% so với cùng kỳ năm trước và trị giá đạt 2,3 tỷ USD, tăng 14%.
Trong đó, Liên minh châu Âu (EU) đứng thứ 2 trong top các thị trường xuất khẩu thép của Việt Nam, chiếm hơn 19% tỷ trọng xuất khẩu của toàn ngành.
Theo đó, các doanh nghiệp trong nước chủ yếu xuất khẩu sắt thép các loại chủ yếu sang thị trường EU (27) đạt 465 nghìn tấn, tăng mạnh 23,5%; sang Campuchia đạt 376 nghìn tấn, tăng 2,3%; sang Malaysia với 193 nghìn tấn, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Kết quả này cho thấy các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước đã tận dụng hiệu quả một số lợi thế từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), nhất là trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá cước vận tải biển đi châu Âu tăng mạnh như hiện nay.
Việc EVFTA đi vào thực thi từ tháng 8/2020 đã mở ra một "con đường cao tốc" cho thép Việt tiến sâu vào 27 thị trường thành viên EU, với sức bật không thể ngờ tới.
Việc EU trở thành thị trường xuất khẩu gần 2 tỷ USD của ngành thép chỉ sau một thời gian ngắn EVFTA có hiệu lực cho thấy, các doanh nghiệp đã tìm hiểu kỹ thị trường, đầu tư sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao để hàng hóa xuất khẩu được ngay.
Hơn nữa, nguồn cung ứng thép trên thế giới đang bị gián đoạn, dẫn tới thiếu hụt nguồn cung và làm tăng giá thép nên theo VBCS nhận định việc thiếu hụt mạnh nguồn cung trong khi nhu cầu thép vẫn đang hồi phục nhanh trong 2022 sau đại dịch COVID-19 là một cơ hội tốt cho thép Việt Nam khi xuất khẩu vào EU.
Bên cạnh đó, một số nhà sản xuất thép hàng đầu tại Ukraine (bao gồm Metinvest và ArcelorMittal) đã có kế hoạch cắt giảm sản lượng sản xuất xuống mức tối thiểu do hoạt động vận chuyển đường sắt và cảng bị đình trệ. Điều này sẽ tạo cơ hội cho các nhà sản xuất xuất khẩu thép từ các thị trường khác, tiêu biểu như CTCP Thép Nam Kim (Mã: NKG), CTCP Tập đoàn Hoa Sen (Mã: HSG) với tăng trưởng doanh thu trong năm 2021 chủ yếu đến từ xuất khẩu sang thị trường EU.
Giá bán thép và giá thành sản xuất thép cũng sẽ tăng do giá các mặt hàng năng lượng tăng cao. Giá dầu, giá khí và giá than đang tăng rất nhanh và gần như quay lại mức đỉnh cũ lập ra trong năm 2021, điều này khiến cho giá thành sản xuất thép tăng trở lại.
Việc giá thép quay trở lại sẽ giúp các nước có chi phí sản xuất thép thấp như Việt Nam được hưởng lợi, và giá thép tăng sẽ giúp các doanh nghiệp Nam Kim, Hoa Sen và CTCP Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) hưởng lợi.
VCBS đánh giá cao khả năng các doanh nghiệp Nam Kim, Hoa Sen và Hòa Phát có thể tiếp tục duy trì được quy mô doanh thu và lợi nhuận sang năm 2022 dựa trên việc giá thép đang quay trở lại.
Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT cũng cho rằng các nhà xuất khẩu thép hàng đầu của Việt Nam có cơ hội gia tăng sản lượng trong thời gian tới.
An Mai (t/h)Các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đóng góp đáng kể vào quá trình chuyển biến và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Hoa Kỳ hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 11 tại Việt Nam, với hơn 1.400 dự án có tổng vốn đầu tư gần 12 tỷ USD.