Doanh nghiệp bất động sản đua nhau phát hành trái phiếu
Hiện nay nhiều công ty bất động sản bị siết cửa vay vốn qua ngân hàng do vậy đã tăng phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) để huy động vốn trên thị trường tài chính.
Theo thống kê, tổng khối lượng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) phát hành trong quý II-2020 là 122,3 nghìn tỷ đồng, tăng 69,7% so với cùng kỳ 2019. Trong đó, riêng tháng 5 và tháng 6, tổng giá trị TPDN phát hành thành công lên đến 106,8 nghìn tỷ đồng (tăng 72,6% so với cùng kỳ). Lũy kế 6 tháng đầu năm là 171,5 nghìn tỷ đồng, tăng 61,3% so cùng kỳ.
Báo cáo của Công ty cổ phần Chứng khoán (SSI) mới đây cho thấy trong quý II, các ngân hàng mua vào tổng cộng 38,4 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức phi tín dụng trên thị trường sơ cấp, tương đương 31% tổng lượng phát hành của toàn thị trường. Trong đó, các ngân hàng tập trung mua các trái phiếu bất động sản.
Cụ thể, nhóm các DN bất động sản phát hành 71.600 tỷ đồng, chiếm 41,8% tổng lượng phát hành và tăng 57,5% so với cùng kỳ. Trong đó, ngân hàng thương mại mua 28.200 tỷ đồng của các DN bất động sản.
Theo báo cáo tài chính của các nhà băng, đến hết quý I/2020, lượng trái phiếu của tổ chức kinh tế do 18 ngân hàng thương mại niêm yết nắm giữ đã là 165,2 nghìn tỷ đồng, tăng 37,2 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2019, trong đó nhiều nhất là Techcombank và VPBank.
Hiện nay nhiều công ty bất động sản bị siết cửa vay vốn qua ngân hàng do vậy đã tăng phát hành trái phiếu để huy động vốn trên thị trường tài chính. Một câu hỏi đặt ra: Ngân hàng hiện nay sợ cho vay bất động sản (trong chỉ thị mới nhất của NHNN về hoạt động tín dụng 6 tháng cuối năm cũng cho biết, hạn chế tín dụng vào những lĩnh vực như bất động sản, BT, BOT), vậy tại sao ngân hàng lại mua trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản?
Các chuyên gia kinh tế phân tích: Khi DN phát hành trái phiếu thành công, DN có thể dùng tài sản này thế chấp ngân hàng để vay vốn ngân hàng. Trong khi đó, một số DN bất động sản đang mắc nợ ngân hàng rất nhiều. Do vậy, có thể đây là một chiêu, "đảo nợ" hoàn hảo.
Thủy PhạmĐó là nhận định của TS. Dư Văn Toán, Viện Khoa học môi trường, biển và hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng đi đột phá để đảo Cát Bà thực sự vươn tầm thế giới, trở thành “hình mẫu” cho các nơi khác.