Doanh nghiệp cần làm gì để "đón sóng" nâng hạng thị trường chứng khoán?
Giới phân tích nhìn nhận, đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đủ tự tin khẳng định thị trường chứng khoán có thể được nâng hạng.
Việt Nam đã có hàng chục năm chuẩn bị thế và lực, gỡ những "nút thắt", bỏ đi những quy định không phù hợp, tăng ứng dụng công nghệ trong quản lý, giám sát và giao dịch chứng khoán, sửa Luật Chứng khoán... để thúc đẩy nâng hạng thị trường.
Bước sang năm 2025, cơ quan quản lý sẽ tiếp tục tục ưu tiên tập trung vào các giải pháp để hoàn thành mục tiêu sớm nâng hạng thị trường chứng khoán. Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030 đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 sẽ nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi theo tiêu chuẩn phân hạng của các tổ chức quốc tế.
Thực tế cho thấy, hiện quy mô vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện khá lớn với hơn 9,2 triệu tài khoản chứng khoán. Để thị trường chứng khoán có chất lượng cao, phát triển bền vững, nhà đầu tư tổ chức phải nhiều, tỷ trọng phải lớn trong hoạt động của thị trường.
Ở các thị trường chứng khoán phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, tỷ lệ nhà đầu tư tổ chức thường ở mức 60%, trong khi Việt Nam, tỷ lệ này chỉ là con số lẻ rất nhỏ. Điều này khiến thị trường lên xuống, thiếu ổn định, phụ thuộc tâm lý nhà đầu tư.
Theo thống kê tại các công ty chứng khoán, thanh khoản hàng ngày của khách hàng cá nhân chiếm tới 75%. Đây là một sự khác biệt so với nhiều thị trường chứng khác quốc tế. Tại các thị trường chứng khoán phát triển như Hong Kong (Trung Quốc), Hàn Quốc…, các nhà đầu tư các nhân thường mua chứng chỉ quỹ, ủy thác cho các quỹ đầu tư. Số lượng khách hàng cá nhân tham gia thị trường chủ yếu là các nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Để thu hút hơn nhà đầu tư tổ chức nước ngoài, cải thiện năng lực đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã và đang nỗ lực không ngừng hoàn thiện hành lang pháp lý.
Theo đó, từ 2/11/2024, nhằm tháo gỡ nút thắt về yêu cầu giao dịch ký quỹ prefunding, nhà đầu tư tổ chức nước ngoài có thể giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền. Bên cạnh đó, Luật Chứng khoán (sửa đổi) mới được Quốc hội thông qua, tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp tham gia thị trường.
Doanh nghiệp cần làm gì để "đón sóng"?
Năm 2024 cho thấy sự chuyển biến tích cực trong việc chấp hành đúng quy định pháp luật về công bố thông tin của doanh nghiệp niêm yết. Trong năm 2023, có 175 công ty vi phạm và bị nhắc nhở 216 lần, thì từ đầu năm 2024 đến nay đã giảm còn 104 công ty vi phạm và bị nhắc nhở công khai 125 lần trên website HOSE. Các doanh nghiệp cũng ngày càng ý thức hơn về việc phải minh bạch thông tin đối với các nhà đầu tư khi số lượng vi phạm trên thị trường chứng khoán liên tục giảm.
Các doanh nghệp niêm yết cần tập chung nâng cao chất lượng về công bố thông tin và quản trị doanh nghiệp tốt. Về minh bạch thông tin, doanh nghệp niêm yết cần đảm bảo thông tin công bố là trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, có thể so sánh được, và quyền tiếp cận bình đẳng thông tin đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Minh bạch không chỉ đối với thông tin bắt buộc công bố mà còn phải chủ động cung cấp những thông tin cần thiết để bảo vệ quyền lợi cổ đông và duy trì lòng tin nhà đầu tư. Đồng thời, quy định về lộ trình công bố thông tin bằng tiếng Anh đối với các công ty đại chúng thì doanh nghiệp niêm yết phải công bố thông tin định kỳ đồng thời bằng tiếng Anh kể từ 1/1/2025, công bố thông tin bất thường đồng thời bằng tiếng Anh kể từ 1/1/2026.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp niêm yết cần chuẩn bị nguồn lực để áp dụng chuẩn mực IFRS theo đúng lộ trình của Bộ Tài chính, góp phần nâng cao tính minh bạch cũng như có thể so sánh được trên phạm vi quốc tế, từ đó huy động được nguồn vốn mang tính chất toàn cầu.
Còn về thực hành quản trị doanh nghiệp hướng đến phát triển bền vững, vượt trên tuân thủ, doanh nghiệp nên áp dụng các nguyên tắc quản trị công ty theo thông lệ tốt từ những thị trường phát triển, tích hợp các tiêu chí ESG vào hoạt động của mình. Những tiêu chuẩn này không chỉ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần bảo vệ môi trường và đóng góp cho xã hội, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp cận nguồn vốn từ nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài.
Chia sẻ về góc nhìn đầu tư với tư cách là nhà đầu tư nước ngoài, các chuyên gia của PGT Holdings bày tỏ:
"Thị trường chứng khoán là thị trường hết sức nhạy cảm, là thị trường của niềm tin. Do đó, tính minh bạch là điều cần đặc biệt chú trọng. Một thị trường chứng khoán phát triển tốt và bền vững cần dựa trên nhân tố cốt lõi là niềm tin của giới đầu tư và niềm tin này chỉ có thể có nếu thị trường thực sự công khai, minh bạch. Nếu doanh nghiệp không chú trọng những điều này, việc mất niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường sẽ là điều tất yếu.
Sự minh bạch thông tin có thể được xem như tấm vé thông hành cho các doanh nghiệp niêm yết trên con đường phát triển bền vững. Từ đó các nhà đầu tư có thể tin tưởng giải ngân và kỳ vọng sự tăng trưởng của doanh nghiệp".
Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.
PGT Holdings (HNX: PGT) là doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, PGT Holdings đang từng bước phát triển hệ sinh thái của doanh nghiệp (trong đó có CTCP PGT SOLUTIONS (PGTS)_ công ty con của PGT Holdings đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin). Đặc biệt trong giai đoạn tới, PGT Holdings đang có kế hoạch IPO cổ phiếu của PGT SOLUTIONS (PGTS) lên sàn chứng khoán. Với nền tảng là doanh nghiệp mẹ xây dựng chiến lước phát triển bền vững, doanh nghiệp kỳ vọng sẽ tạo được sức hút trở lại đối với nhà đầu tư trong năm 2025.
PGTS được hỗ trợ xây dựng để trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin cung cấp các giải pháp - dịch vụ thông minh, đem lại giá trị lớn và phù hợp nhất cho khách hàng.
Trong lĩnh vực CNTT: PGTS cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và tư vấn giải pháp kinh doanh cho thị trường Nhật Bản, Singapore… Gồm: CNTT, CAD/mô hình hóa và phân tích CAE, Blockchain, NFT và phát triển Metaverse; mảng IoT xử lý các dịch vụ điện toán đám mây; Big Data…
Trong lĩnh vực cung ứng nguồn lao động: PGTS cung cấp dịch vụ tuyển dụng/giới thiệu nhân sự tạm thời và dịch vụ BPO tại Việt Nam.
Khép lại phiên giao dịch 4/2, VN-Index tăng 11,65 điểm (0,93%) lên 1264,68 điểm; HNX-Index tăng 3,12 điểm (1,4%) và lên mức 226,61 điểm; UpCoM-Index tăng 0,8 điểm (0,84%), lên mức 95,31 điểm.
Khép lại phiên giao dịch ngày 4/2/2025, mã PGT đóng cửa với mức giá 7.000 VNĐ.
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Năm 2024, người tiêu dùng Việt Nam đã chi ra khoảng 14.200 tỷ đồng để mua hơn 300 triệu sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài.