Doanh nghiệp cần làm gì để “phá băng”?

Doanh nghiệp - Doanh nhân
11:50 AM 08/08/2020

Nếu nắm được quy luật đào thải và tái sinh của nền kinh tế thì sẽ có khả năng xoay chuyển tình thế, vậy các chủ doanh nghiệp phải làm gì để sống sót qua đại dịch?

Doanh nghiệp cần làm gì để “phá băng”? - Ảnh 1.

Các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

(Ảnh minh họa, nguồn internet)

Không thể phủ nhận rằng đang là yếu tố khách quan tác động lớn đến tình hình kinh tế toàn cầu. Bức tranh chung trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát hiện tại là tất cả hoạt động kinh doanh sản xuất đều trì trệ, hàng loạt các doanh nghiệp tuyên bố phá sản, ngừng hoạt động. Tuy nhiên, nếu nắm được quy luật đào thải và tái sinh của nền kinh tế thì sẽ có khả năng xoay chuyển tình thế, vậy các chủ doanh nghiệp phải làm gì để sống sót qua đại dịch?

Cơ hội nào dành cho người ở lại?

Vào thời kì đỉnh điểm của dịch bệnh lần thứ nhất lan rộng tại Việt Nam, tất cả các ngành nghề kinh doanh đều chịu ảnh hưởng nhất định, chỉ có một số ít lĩnh vực cấp thiết như sản xuất khẩu trang, vật tư y tế và lương thực đón nhận đơn hàng phát sinh từ các khu vực đang chống chọi căng thẳng với đại dịch bệnh như châu Âu và Mỹ. Tuy nhiên, đại dịch cũng góp phần thúc đẩy các nhà đầu tư tương lai trong làn sóng dịch chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á. Thêm vào đó, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và khối Liên minh châu Âu (EVFTA) vừa được phê chuẩn, sẽ mang lại tiềm năng cho nền kinh tế Việt Nam so với các nước trong khu vực.

Trong thời điểm dịch bệnh đang bùng phát lần thứ 2, các công ty cần có sự thích nghi tốt cùng với chuỗi cung ứng linh hoạt mới có thể đứng vào hàng ngũ nhóm doanh nghiệp có thể vượt qua giai đoạn này. Điển hình là các doanh nghiệp đã kịp thời chuyển sang phát triển các kênh bán hàng trực tuyến phục vụ "nền kinh tế tại gia" khi các nhu cầu phát sinh từ dạy học trực tuyến, chơi game và xem phim, ứng dụng chăm sóc sức khỏe từ xa, mua sắm trực tuyến,… Bên cạnh đó, nhu cầu đột biến về giao hàng tại nhà tại thời điểm cách ly xã hội cũng kéo theo một lượng nhu cầu tuyển dụng nhân sự nhất định ở các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Việc cần làm của các doanh nghiệp khi ứng phó với đại dịch Covid-19 nói riêng và các tình huống cấp bách nói chung đó là xây dựng và củng cố Kế hoạch kinh doanh không gián đoạn nhằm ứng phó với các tình huống rủi ro mang tính bất ngờ.

Doanh nghiệp cần làm gì để tồn tại?

Thời điểm hiện tại, doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực liên quan đến nhu cầu cũng như nguồn cung, đồng thời cập nhật nhanh chóng và chính xác những biến động thị trường để áp dụng vào các chiến lược hoạt động cụ thể.

Đặc biệt, doanh nghiệp cần cập nhật thông tin thường xuyên về tình hình diễn biến dịch bệnh cũng như các động thái liên quan của Nhà nước, của các tác nhân trong nền kinh tế, và tình hình của khách hàng, các nhà cung cấp liên quan để đưa ra những biện pháp ứng phó. Đồng thời, doanh nghiệp cần xem xét toàn diện trên nhiều khía cạnh khác nhau để đưa ra các phương án ứng phó phù hợp và hành động nhanh chóng. Việc xây dựng nhiều kịch bản định hướng có thể giúp doanh nghiệp dự phòng trước rủi ro để không bị bất ngờ và lâm vào tình thế bị động.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng từ đại dịch, nhiều doanh nghiệp có thể đang trong  trạng thái "đóng băng", nhưng các doanh nghiệp cũng có thể tận dụng thời điểm này để cải tổ và chấn chỉnh hoạt động. Guồng máy ngừng hoạt động là thời điểm phù hợp nhất để sửa chữa, doanh nghiệp có thể tận dụng thời gian này để xúc tiến những công việc còn tồn đọng hay chưa triển khai, như thiết kế website, chuẩn hóa quy trình, nghiên cứu sản phẩm dịch vụ mới, đào tạo và tái cơ cấu đội ngũ nhân sự theo hướng tinh gọn, nâng tầm giá trị cốt lõi, giúp các doanh nghiệp sẵn sàng cho các tình huống bất định trong tương lai với các bài học rút ra từ đại dịch Covid-19.

Cẩn trọng và hoạch định đúng

Trước những khó khăn của doanh nghiệp trong "cơn địa chấn" của đại dịch Covid-19, đây chắc chắn là thời điểm khó khăn đối với các doanh nghiệp, nhưng cũng đừng nên nản lòng, bởi so với tình hình thế giới hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã can thiệp rất kịp thời, có các biện pháp an sinh xã hội nhằm giảm thiểu thiệt hại, tình hình dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát.

Tuy nhiên, với những gói hỗ trợ này, các chuyên gia cũng cho rằng, các doanh nghiệp cũng nên cân nhắc và cẩn trọng trong xác định phương hướng sắp tới, để không những vượt qua được khó khăn mà còn phải trụ vững thời kỳ đại dịch bùng phát.

Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nền tảng, điều kiện, tích lũy tư bản chưa thực sự vững vàng nên chú trọng đến khả năng tận dụng cơ hội từ việc chuyển đổi mô hình kinh doanh, chuyển đổi số của doanh nghiệp.

Trong bức tranh toàn cảnh, không phải tất cả doanh nghiệp đều gặp khó khăn, ví dụ kinh doanh về game, network marketing hoặc một số nhà hàng lại phát triển. Những doanh nghiệp kịp thời khắc phục tốt, năng động chuyển sang hình thái khác, khiến bức tranh kinh doanh của Việt Nam vẫn xuất hiện những gam màu khả quan.

Hạ Duyên
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.