Doanh nghiệp dệt may thận trọng chiến lược để ứng phó rủi ro thuế quan

Doanh nghiệp
09:09 AM 11/05/2025

Trước những biến động về chính sách thương mại, hàng rào thuế quan từ các thị trường lớn; trong đó, có Mỹ - thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam - nhiều doanh nghiệp trong ngành đặt mục tiêu kinh doanh khá dè dặt trong năm nay.

Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), xuất khẩu mặt hàng dệt may trong tháng 4 đã thu về hơn 3,5 tỷ USD, tăng 13,9% so với tháng 4 năm trước. 

Lũy kế 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 13,78 tỷ USD, tăng 10,1% so với cùng kỳ. Năm 2025, ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD. Như vậy, từ nay đến cuối năm, mỗi tháng ngành dệt may phải xuất khẩu trên 4,2 tỷ USD.

Theo ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm, dự báo xuất khẩu dệt may của Việt Nam sẽ đạt mục tiêu với khoảng trên 22-24 tỷ USD. Mặc dù đối diện với nhiều khó khăn đến từ thuế quan của Mỹ và chiến tranh thương mại toàn cầu, song xuất khẩu dệt may vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan, có thể đạt khoảng 48 tỷ USD trong năm 2025.

Doanh nghiệp dệt may thận trọng chiến lược để ứng phó rủi ro thuế quan- Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, thách thức và rủi ro tiềm ẩn trên hành trình phát triển, trước những biến động về chính sách thương mại, hàng rào thuế quan từ các thị trường lớn; trong đó, có Mỹ - thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam - nhiều doanh nghiệp trong ngành đặt mục tiêu kinh doanh khá dè dặt trong năm nay.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 diễn ra vào ngày 25/4 vừa qua, Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hà Nội (Hanosimex) đã đặt mục tiêu lợi nhuận hợp nhất chỉ đạt 9 tỷ đồng, với doanh thu là 1.192 tỷ đồng - mức tăng trưởng khiêm tốn chỉ 19 tỷ đồng so với năm ngoái.

Cùng tình trạng đó, Tổng công ty May Đức Giang cũng đặt mục tiêu doanh thu 2.700 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 25 tỷ đồng, chỉ tăng 1 tỷ đồng so với năm trước.

Ông Phạm Tiến Lâm, Tổng giám đốc May Đức Giang, nói rằng năm nay, khó khăn và bất ổn trong kinh doanh sẽ nhiều hơn so năm trước, do thuế quan đối ứng của Mỹ và chiến tranh thương mại gây đứt gãy chuỗi cung ứng. Khó khăn về nhân lực cũng trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết.

Trong xu hướng này, May Đức Giang đã triển khai nhiều giải pháp nhằm thích ứng, bao gồm tăng cường hoạt động marketing, ứng dụng công nghệ AI, cải tiến chất lượng sản phẩm và phát triển nguồn nhân lực trẻ có chuyên môn cao.

Ông Nguyễn Ngọc Bình, Tổng Giám đốc Tổng Công ty cổ phần Dệt May Hòa Thọ, cảnh báo rằng sự không ổn định trong chính sách thương mại Mỹ và căng thẳng địa chính trị có thể gây rủi ro lớn cho tăng trưởng toàn cầu, ảnh hưởng tiêu cực đến ngành dệt may. Hòa Thọ đặt ra mục tiêu doanh thu 5.050 tỷ đồng và lợi nhuận hợp nhất 360 tỷ đồng cho năm 2025, tuy nhiên, doanh thu này giảm 189 tỷ đồng so với kết quả năm ngoái.

Những mục tiêu dè dặt của các doanh nghiệp trong ngành dệt may là phản ánh phần nào những thách thức mà họ đang phải đối mặt trong một thị trường đầy biến động.

Huyền My (t/h)
Ý kiến của bạn
Emirates mở đường bay mới tới Đà Nẵng – cơ hội cho du lịch Việt hút khách cao cấp Emirates mở đường bay mới tới Đà Nẵng – cơ hội cho du lịch Việt hút khách cao cấp

Việc Emirates – hãng hàng không lớn nhất thế giới chính thức mở đường bay đến Đà Nẵng và ký hợp tác với tập đoàn du lịch hàng đầu châu Á - Sun Group, sẽ mở ra hàng loạt cơ hội chiến lược cho ngành du lịch Việt Nam.