Doanh nghiệp đổi mới quản trị để từng bước Phát Triển
Chốt phiên giao dịch 31/8/2022, VN-Index tăng 1,12 điểm lên 1.280,51 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 499 triệu đơn vị, tương ứng hơn 12,669 tỷ đồng.
Thanh khoản sàn HOSE đạt hơn 13.800 tỷ đồng. Toàn sàn HOSE có 126 mã tăng giá, 162 mã giảm giá và 83 mã đứng giá.
HNX- Index giảm 1,94 điểm xuống 291,92 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 68,2 triệu đơn vị, tương ứng hơn 1.639 tỷ đồng. Toàn sàn có 104 mã tăng giá, 92 mã giảm giá và 47 mã đứng giá.
UPCOM-Index giảm 0,21 điểm xuống 92,18 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 33,6 triệu đơn vị, tương ứng hơn 664 tỷ đồng. Toàn sàn có 149 mã tăng giá, 131 mã giảm giá và 72 mã đứng giá.
Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 175,23 tỷ đồng trên HOSE và 20,44 tỷ đồng trên HNX, trong khi chỉ mua ròng 8,53 tỷ đồng trên UPCOM.
Tình hình thực trạng các doanh nghiệp khi huy động vốn.
Theo các chuyên gia kinh tế, nhiều doanh nghiệp khó khăn trong huy động nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh ở giai đoạn nước rút của năm 2022. Thêm nữa, tình trạng nợ xấu gia tăng cũng đang khiến các ngân hàng thương mại trở nên chặt chẽ hơn, thậm chí là giảm hạn mức cho vay do quan ngại thu nợ chậm.
Tiến sĩ Đinh Thế Hiển, Chuyên gia kinh tế phân tích, việc huy động vốn từ cổ phiếu đang gặp khó do sự suy giảm của thị trường chứng khoán. Năm 2021, VN-Index tăng 35,7% nhưng vốn cổ phần huy động chỉ đạt 177 nghìn tỷ đồng, chiếm 3% vốn hóa và đây là mức huy động rất thấp.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán năm 2022 vẫn tiếp tục bị tác động tiêu cực và ảnh hưởng không thuận lợi từ những lùm xùm thao túng thị trường của một số người đứng đầu vài tập đoàn kinh tế, do đó, nguồn vốn huy động từ kênh này cũng giảm mạnh. Huy động vốn từ trái phiếu giảm mạnh do các ngân hàng thương mại không tham gia.
Mặc dù quy mô trái phiếu doanh nghiệp năm 2020 cao gấp 4 lần so với năm 2016. Sang năm 2021, tổng giá trị phát hành trái phiếu chỉ đạt 495.029 tỷ đồng, tăng 23,6% so với năm 2020; trong đó, phát hành riêng lẻ chiếm 94,3%.
Còn năm 2022, Chính phủ chủ trương, chấn chỉnh việc phát hành trái phiếu dưới chuẩn nên dự kiến số lượng trái phiếu phát hành đang và chắc chắn sẽ giảm, ảnh hưởng tới nguồn vốn các công ty sản xuất kinh doanh và bất động sản. Chính vì thế, việc tìm 1 kênh huy động vốn, 1 giải pháp huy động vốn bền vững chính là điều đang rất được cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt quan tâm lúc này.
Ông Phạm Ngọc Hưng, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, vấn đề chính yếu đối với các doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay vẫn là vốn. Qua đợt dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đã phải rời bỏ thị trường cũng là do thiếu vốn và không thể tiếp cận vốn.
Lâu nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đều mong muốn được tiếp cận vốn ngân hàng. Tuy nhiên, hầu như doanh nghiệp không tiếp cận được bởi ngân hàng nào cũng đều yêu cầu phải có tài sản thế chấp. Suốt 2 năm COVID-19, đa phần các doanh nghiệp nhỏ và vừa đều hoạt động không có lãi, hồ sơ tài chính không đảm bảo, dẫn tới không thể vay được nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
Thậm chí còn có nhiều ý kiến từ doanh nghiệp phản ánh rằng, Nhà nước hỗ trợ 2% lãi suất nhưng doanh nghiệp khó tiếp cận được chính sách này. Lý do là chính các ngân hàng cũng không muốn và không dám cho vay.
Trước những băn khoăn của đông đảo doanh nghiệp, Tiến sỹ Đinh Thế Hiển gợi mở một số giải pháp huy động vốn bền vững; đặc biệt là cho ngành bất động sản. Theo đó, đầu tiên cần giảm nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng thương mại bằng cách cho vay theo tỷ lệ giảm dần các phân khúc không ưu tiên. Sau đó, tăng vốn cổ phần để tăng nguồn lực.
Ngoài ra, có định chế tài chính hợp tác phát triển dự án Quỹ tín thác bất động sản hoặc tương tự; Hợp tác Quỹ - Công ty theo từng dự án; nhà đầu tư cá nhân mua chứng chỉ quỹ sẽ an toàn hơn mua trái phiếu doanh nghiệp hoặc ký hợp đồng hợp tác với công ty.
Đối với ngành sản xuất kinh doanh, theo Tiến sỹ Thế Hiển, khi công ty gặp khó khăn phải kiểm tra lại các nguồn vốn; xây dựng chuỗi cung ứng giá trị để giảm nhu cầu vốn của các công ty. Mô hình công ty cổ phần đại chúng cũng có thể sẽ hữu ích.
Từ đó, giúp cho việc huy động vốn được trở nên thuận lợi. Hay, việc chuẩn hóa hoạt động kinh doanh, minh bạch tài chính cũng có thể là giải pháp giúp việc tiếp cận vốn, lãi suất tốt từ khoảng 6 - 7% từ các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Riêng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng là khó và cũng không thể phát hành trái phiếu. Do đó, giải pháp vốn với các doanh nghiệp nhỏ và vừa là không dựa vào quy mô vốn mà dựa trên mô hình tổ chức và lợi thế sản xuất. Đồng thời, xây dựng chiến lược trong các giai đoạn phát triển cụ thể, có phân kỳ đầu tư hợp lý; nên sử dụng dịch vụ thuê ngoài và tăng cường liên kết, hợp tác hoặc chọn mô hình công ty cổ phần và thuê tư vấn chuyên nghiệp để mời gọi đối tác đầu tư tài chính. Ngoài ra, phát triển công ty trong nền kinh tế 4.0 để tạo ra hệ sinh thái và cộng đồng đầu tư kết nối.
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Huỳnh Minh Tuấn, Giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư FIDT cho biết, các doanh nghiệp phải quan tâm tới việc quản trị tài chính; Doanh nghiệp cần có 1 bộ hồ sơ để bước vào thị trường huy động vốn, IPO hoặc kêu gọi vốn khi cần.
Giải pháp giúp doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ cho quá trình IPO, theo ông Tuấn, các doanh nghiệp cần tập trung đáp ứng các tiêu chuẩn pháp định rõ ràng và minh bạch, như vốn từ 120 tỷ đồng, 2 năm hoạt động liên tục có lãi và thêm 1 số yêu cầu về hiệu suất hoạt động... Bên cạnh đó, cùng với 1 chiến lược IPO thành công thì mô hình kinh doanh cũng cực kỳ quan trọng.
Đồng quan điểm với ông Huỳnh Minh Tuấn, Giám đốc Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư FIDT, với tư cách nhà đầu tư nước ngoài ông Kakazu Shogo_Tổng Giám Đốc PGT Holdings cũng chia sẻ:
ông Kakazu Shogo_Tổng Giám Đốc PGT Holdings (HNX: PGT).
"Thị trường chứng khoán là thị trường hết sức nhạy cảm, là thị trường của niềm tin. Do đó, tính minh bạch là điều cần đặc biệt chú trọng. Một thị trường chứng khoán phát triển tốt và bền vững cần dựa trên nhân tố cốt lõi là niềm tin của giới đầu tư và niềm tin này chỉ có thể có nếu thị trường thực sự công khai, minh bạch. Nếu doanh nghiệp không chú trọng những điều này, việc mất niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường sẽ là điều tất yếu."
Cùng với đó, doanh nghiệp phải chuẩn bị một mô hình kinh doanh với mức tăng trưởng hấp dẫn. Hiện hầu hết doanh nghiệp chuẩn bị chỉ mang tính đối phó và sau đó bị bỏ lỡ giai đoạn vàng để gọi vốn.
Bên cạnh việc chuẩn bị hồ sơ các doanh nghiệp còn phải chuẩn bị các điều kiện hợp tác thuận lợi, mục tiêu kinh doanh cụ thể và mức chiết khấu chào bán phải hấp dẫn cho nhà đầu tư.
Bàn về cơ hội kinh doanh thông qua những dự án: Vào tháng 1/2022 PGT Holdings đã thực hiện tăng vốn điều lệ cho công ty con Vĩnh Đại Phát lên đến trên mức tiêu chuẩn niêm yết mà sàn HNX yêu cầu là 30,000,000,000 VND. PGT Holdings tin rằng năm 2022, sẽ từng bước thực hiện được kế hoạch chuẩn bị cho việc Vĩnh Đại Phát bắt đầu niêm yết lên sàn.
Vĩnh Đại Phát được biết đến là công ty con của PGT Holdings vào năm 2016 với lĩnh vực kinh doanh chính là cung ứng nguồn lao động chất lượng cao trong nước. Với kinh nghiệm thực tế trong việc cung cấp dịch vụ phái cử và cho thuê lao động, cung cấp các nghiệp vụ văn phòng như nhân sự, kế toán và phiên dịch cho các công ty trong Tập đoàn PGT Holdings, và các nghiệp vụ kinh doanh. Tận dụng những kinh nghiệm đó, Vĩnh Đại Phát hi vọng phát triển một công ty địa phương Việt Nam với tư cách là đối tác nguồn nhân lực tại Việt Nam cho những doanh nhân của doanh nghiệp Nhật Bản.
Bên cạnh đó, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm trong năm 2021.
Vì thế mã cổ phiếu PGT trên sàn HNX của PGT Holdings chính là đầu tư cho sự tăng trưởng.
Đặc biệt trong giao đoạn quý 2/2022, PGT Holdings còn cùng các đối tác chiến lược thực hiện IPO trên sàn Nasdaq ở Hoa Kỳ.
Cụ thể, PGT Holdings sẽ bắt đầu thực hiện hỗ trợ niêm yết lên Sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq ở Hoa Kỳ. PGT sẽ hợp tác với các sở giao dịch chứng khoán và các công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và tư vấn niêm yết cho các công ty của Việt Nam. PGT sẽ có thể giúp các công ty Việt Nam và các công ty Nhật tại Việt Nam phát triển hơn nữa.
Cung cấp các dịch vụ niêm yết công ty cổ phần có nhu cầu niêm yết trên sàn chứng khoán trong và ngoài nước.
Đối với thị trường trong nước, PGT với tư cách là nhà tư vấn tài chính doanh nghiệp chiến lược sẽ liên kết với các công ty chứng khoán, công ty luật, cũng như công ty kiểm toán chuyên về lĩnh vực hỗ trợ các công ty phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).
Ngoài ra, đối với thị trường nước ngoài, PGT tập trung vào thị trường Mỹ (Nasdaq), và PGT có đội ngũ chuyên gia am hiểu thị trường này nên có thể hỗ trợ chính sách vốn bằng nguồn vốn nước ngoài, từ đó cấp vốn cho các công ty Việt Nam, hỗ trợ các mối quan hệ với các nhà đầu tư thông qua IR, PR, v.v.."
Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.
Khép lại phiên giao dịch ngày 31/8/2022, mã PGT tiếp tục nằm trong chuỗi lên điểm, và được kỳ vọng sẽ tăng trưởng bứt phá trong thời gian tới. Hiện tại PGT đang giao dịch trong khoảng giá 5,800 – 10,000 VNĐ.
Với những nỗ lực không ngừng nghỉ PGT Holdings tin rằng sẽ là một doanh nghiệp phát triển bền vững, đem tới những cơ hội kinh doanh sinh lời hiệu quả cho các nhà đầu tư. Do đó mã PGT chính là một gợi ý tiềm năng để giải ngân trong dài hạn.
Thông tin doanh nghiệp
PGT Holdings tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.
Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.
Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Giá xăng trong nước ngày mai (23/1) được dự báo quay đầu giảm sau khi đã có 3 lần tăng liên tiếp. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm khoảng 50-150 đồng/lít, trong khi giá dầu diesel có khả năng tiếp tục tăng.