Doanh nghiệp kỳ vọng có thêm cơ chế chính sách để thực hiện ESG

Doanh nghiệp
08:22 AM 08/01/2024

Doanh nghiệp đang coi ESG là cơ hội để phát triển, cắt giảm phát thải carbon, ứng phó biến đổi khí hậu, quản trị doanh nghiệp bền vững... nên mong muốn có thêm nhiều cơ chế chính sách để thực hiện các tiêu chí ESG.

Hiện nay, ESG (khung đánh giá về môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp) đã trở thành xu hướng tất yếu mà các doanh nghiệp lựa chọn. Ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia tích cực và chủ động vào nỗ lực cắt giảm phát thải carbon, ứng phó biến đổi khí hậu, quản trị doanh nghiệp bền vững và thực hiện các hoạt động phát triển cộng đồng như một phần trong các tiêu chí ESG.

Doanh nghiệp kỳ vọng có thêm cơ chế chính sách để thực hiện ESG- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Đồng thời, coi đây là cơ hội để phát triển và mong muốn có thêm các cơ chế chính sách để doanh nghiệp tiếp tục thực hiện. 

Kết quả của cuộc thăm dò gần đây do Công ty PwC và Viện Thành viên HĐQT Việt Nam (VIOD) tiến hành cho thấy, có tới 80% các doanh nghiệp Việt Nam đã đặt ra cam kết hoặc đang lên kế hoạch sớm thực hành ESG trong vòng từ 2 – 4 năm tới; trong đó, 57% các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã xây dựng các cam kết rõ ràng về ESG; 58% các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam cho biết có kế hoạch cam kết ESG trong tương lai gần.

Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng vừa tiến hành khảo sát, kết quả cho thấy, 83% doanh nghiệp cho biết, việc áp dụng ESG sẽ giúp nâng cao hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp và 57% đã thấy sự cần thiết thay vì coi đây là áp lực cần tuân thủ các quy định của Nhà nước.

Vì vậy, mức độ sẵn sàng thực hành ESG tại Việt Nam và việc cần làm là tích cực hành động để thúc đẩy các cam kết thực hành ESG trở thành hiện thực, mang lại nhiều giá trị và lợi ích cho doanh nghiệp.

Theo đó, ESG giúp thay đổi cách thức định giá doanh nghiệp và gia tăng sức hấp dẫn của doanh nghiệp trong mắt các nhà đầu tư; giúp các nhà đầu tư có cái nhìn toàn diện về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, không chỉ dựa vào các chỉ số tài chính truyền thống. Thông qua các chỉ số ESG, các nhà đầu tư có thể lựa chọn các doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh bền vững.

Bên cạnh đó, ESG giúp tăng cường uy tín cho doanh nghiệp, tăng thiện cảm của khách hàng, nhân viên và các bên liên quan, bởi người tiêu dùng đang ngày càng quan tâm đến các sản phẩm, dịch vụ được tạo ra bởi mô hình phát triển bền vững. Không những thế thực hành ESG sẽ giúp doanh nghiệp giảm rủi ro về pháp lý, tài chính, danh tiếng và an ninh, nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm chi phí và tiết kiệm tài nguyên, khai thác các cơ hội mới về thị trường, sản phẩm và dịch vụ; đồng thời, đóng góp tích cực cho xã hội và môi trường.

Để thúc đẩy kinh doanh có trách nhiệm hơn, VCCI sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng doanh nghiệp thông qua việc phát triển mạng lưới báo chí về phát triển bền vững; tiếp tục tổ chức các nền tảng đối thoại về phát triển bền vững doanh nghiệp uy tín như Diễn đàn Doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam (VCSF).

Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành, đối tác liên quan trong việc xây dựng, kiến nghị chính sách về phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn, hướng tới mục tiêu Net Zero tại Việt Nam. Cùng đó, thúc đẩy lập và công bố báo cáo bền vững, thực hành ESG, áp dụng Bộ chỉ số CSI; tập trung tăng cường xây dựng và phát triển thành viên, mạng lưới đối tác có sự tham gia của các tổ chức phát triển trong nước và quốc tế, chia sẻ thực tiễn tốt về phát triển bền vững qua các nhóm công tác...

An Mai (t/h)
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.