Doanh nghiệp M&A chuẩn bị gì cho những kế hoạch đang ấp ủ năm 2022?

Đầu tư và Tiếp thị
07:30 AM 04/01/2022

Theo ước tính từ Bộ Công thương, Việt Nam là quốc gia đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á về giá trị M&A. Việt Nam được đánh giá là quốc gia năng động trong hoạt động M&A khi thu hút dòng vốn ngoại và nhà đầu tư ngoại tham gia thị trường. Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020.

photo-1641225418757

Điểm lại những dấu ấn của năm 2021

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, tính đến ngày 20/12/2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong số này, có trên 15,2 tỷ USD vốn đăng ký mới của 1.738 dự án, tăng 4,1%. Bên cạnh đó, có 9 tỷ USD vốn đăng ký điều chỉnh của 985 lượt dự án, tăng 40,5% so với cùng kỳ.

Ngoài ra, còn có gần 6,9 tỷ USD vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài, giảm 7,7% so với cùng kỳ.

photo-1641225423603

Cơ cấu đầu tư nước ngoài năm 2021 theo đối tác

Như vậy, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn đạt kết quả tích cực, xu hướng phục hồi ngày càng rõ nét hơn.

Trong năm, cả vốn đăng ký mới và vốn điều chỉnh đều tăng so với cùng kỳ, đặc biệt là vốn tăng thêm và điều này cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài đối với điểm đến Việt Nam.

Riêng phần đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần tuy vẫn giảm song mức giảm đã cải thiện rất nhiều so với các tháng trước. Cả năm, đầu tư thông qua hình thức này chỉ giảm 7,7% và đạt tới 6,9 tỷ USD, một kết quả đáng chú ý

Trong năm 2021, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân.

photo-1641225427188

Xét về đối tác, thì năm 2021, đã có 106 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 10,7 tỷ USD, chiếm 34,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, tăng 19,1% so với cùng kỳ 2020; Hàn Quốc đứng thứ hai với gần 5 tỷ USD, chiếm 15,9% tổng vốn đầu tư, tăng 25,4% so với cùng kỳ.

Nhật Bản đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,9 tỷ USD, chiếm 12,5% tổng.

"Đòn bẩy" phát triển của năm 2022

Việt Nam nằm trong khu vực phục hồi kinh tế tích cực trong năm 2022, cũng như nằm trong đà phục hồi của mạng sản xuất khu vực châu Á sẽ góp phần quan trọng để tăng tốc thu hút đầu tư nước ngoài.

"Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ nhìn thấy các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, đặc biệt là RCEP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực). Các hiệp định này sẽ mở ra không gian mới cho các hoạt động kinh tế. Hơn nữa, khi kinh tế của cả khu vực phục hồi, các nhà đầu tư nước ngoài có thể cân nhắc, ra các quyết định đầu tư để đa dạng hóa cơ sở sản xuất".

Theo nhận định của KPMG (công ty kiểm toán), thị trường M&A Việt Nam sẽ "bùng nổ" trong 2022. Các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản đều đang rất quan tâm đến thị trường Việt Nam.

Đơn cử, Mizuho Bank đang sẵn sàng chi 170 triệu USD để mua 7,5% cổ phần trong M-Service. Trong khi đó, nhiều ngân hàng Hàn Quốc và Thái Lan cũng đang bày tỏ mong muốn tham gia thị trường tài chính - ngân hàng ở Việt Nam.

Bàn về doanh nghiệp nổi bật trong năm 2021 và tiền năng của 2022, PGT Holdings (mã chứng khoán HNX: PGT) là cái tên sáng giá mà nhiều nhà đầu tư quan tâm ở thời điểm hiện tại.

PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, PGT sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp.

Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.

Bên cạnh đó sang năm 2022, với những hoạch định đã được lên kế hoạch và tiếp tục phát huy, duy trì những dự án của năm 2021, PGT Holdings tin rằng sẽ luôn đồng hành cùng các nhà đầu tư tạo ra nhiều cú bứt phá hơn nữa về các chỉ số. Thêm vào đó, sẽ những dự án cộng đồng của năm 2022 được PGT Holdings ấp ủ và sẽ thực hiện trong thời gian tới. Để góp một phần nhỏ bé của doanh nghiệp đến những giá trị chung của công đồng.

photo-1641225430628

PGT Holdings sẽ đóng góp để đạt được 8 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs)

Đặc biệt những về phương châm tạo nên "Giá trị bền vững" của doanh nghiệp sẽ luôn là kim chỉ nam cho sự phát triển dài lâu của PGT Holdings.

Thêm vào đó, trong hoạt động kinh doanh, cuối năm 2021 PGT Holdinsg đã bắt đầu thực hiện những bước kế hoach đầu tiên, bước đệm năm 2022 chính là thông tin: ngày 29/12/2021, bà Nguyễn Thị Thanh Chi - Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng - đăng ký bán 1,166,201 cổ phiếu (tỷ lệ 12.94%). Ngày dự kiến bắt đầu giao dịch: 30/12/2021, ngày dự kiến kết thúc giao dịch: 28/01/2022. Cho thấy ở năm 2022, PGT Holdings đang bắt đầu triển khai những dự án đã lên kế hoạch, cổ phiếu tiềm năng được đưa tới các nhà đầu tư nắm giữ. Hay nói một cách khác, PGT là một mã cổ phiếu mở, người nắm giữ cổ phiếu không chỉ có nội bộ công ty, mà nhà đầu tư nào muốn cũng có thể sở hữu PGT để sinh lời

Bên cạnh đó, cách đây đúng một năm, từ ngày 4/1/2021, cổ phiếu PGT được ghi nhận với những con số ấn tượng còn thể hiện ở giá trị cổ phiếu. Bắt đầu phiên giao dịch đầu tiên của năm ngày 4/1/2021, giá cổ phiếu PGT chỉ là 2.900 đồng, đến 31/12/2021, giá cổ phiếu là 11.400 đồng.

Với những lợi thế có sẵn về lĩnh vực kinh doanh cốt lõi M&A và đã gặt hái được trong năm 2021, cùng những bước đi vững chắc trong các dự án sắp tới. PGT Holdings tin rằng, một bức tranh tài chính với những chỉ số kế toán tích cực sẽ giúp PGT Holdings phát triển bước bậc trong năm 2022.

Thông tin doanh nghiệp

PGT Holdings (Mã chứng khoán HNX: PGT) tiền thân là Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex. Là một doanh nghiệp với ngành nghề cốt lõi là M&A, năm 2015, PGT Holdings mua lại Saigon Tourist Transport, là công ty con trước đây của Saigon Tourist, doanh nghiệp lữ hành và du lịch. Năm 2016, PGT thành lập công ty con là Công ty TNHH MTV Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động trong và ngoài nước.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào 2 công ty. Một là công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính và Công ty thứ hai là Công ty Nguồn Nhân Lực.

PGT tự tin là doanh nghiệp M&A có thể giúp các doanh nghiệp thực hiện các chiến lược chuyên nghiệp, nhanh chóng và hiệu quả. Đây là một cơ hội hiếm có để các nhà đầu tư hãy theo dõi để không bỏ lỡ cơ hội tiềm năng này.

Hãy follow các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

PV
Ý kiến của bạn