Doanh nghiệp nhỏ Việt Nam có niềm tin về nền kinh tế quốc nội trong năm 2024
Các doanh nghiệp nhỏ Việt Nam đều bày tỏ sự tự tin về nền kinh tế quốc nội trong năm 2024. Trong đó, 86% doanh nghiệp dự báo sẽ bứt tốc nhờ vào tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế - kết quả này cũng cải thiện so với 2 năm trước.
Theo khảo sát về hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ Việt Nam do CPA Úc (cơ quan kế toán của Úc) thực hiện, có 76% doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam tham gia khảo sát cho hay, đầu tư công nghệ mang lại lợi nhuận cho họ trong năm 2023, trong khi con số này chỉ đạt 51% trong năm 2022.
Sự chênh lệch này được thể hiện qua khả năng thu hồi vốn qua kinh doanh trực tuyến. 77% doanh nghiệp nhỏ thu về hơn 10% doanh thu thông qua thương mại điện tử trong năm 2023 - số liệu cao nhất được ghi nhận tại Việt Nam. Tỷ lệ sử dụng mạng xã hội cũng có sự cải thiện rõ rệt - chỉ 6% doanh nghiệp không sử dụng mạng xã hội cho mục đích thương mại (tỷ lệ này năm 2022 là 26%).
Khảo sát cũng chỉ ra rằng đa số doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam đã tiến hành đẩy mạnh khả năng bảo mật trong 6 tháng vừa qua, cho thấy tăng cường an ninh mạng đang cần thiết hơn bao giờ hết.
Ngoài ra, các doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam hiện đứng thứ hai trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương về chủ động sáng tạo đổi mới, với 44% doanh nghiệp dự kiến ra mắt sản phẩm, quy trình hoặc dịch vụ mới tại thị trường nội địa hoặc quốc tế trong năm 2024. Tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn tài chính gặp nhiều thách thức hơn trước khi chỉ 27% doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm nguồn tài chính giảm đến 50% so với năm 2022.
Bên cạnh những tín hiệu tích cực về việc đầu tư công nghệ, có 64% doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam vẫn phải hao tổn thời gian và tài chính để giải quyết các sự cố mạng trong năm 2023, và 70% doanh nghiệp dự đoán sẽ có thêm các cuộc tấn công mạng diễn ra trong năm nay.
Tuy nhiên, một tín hiệu khả quan cho việc đầu tư vào công nghệ tại Việt Nam đó chính là Chính phủ đã chính thức ban hành "Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia"’. Chiến lược này bao gồm các biện pháp hướng đến mục tiêu giúp Việt Nam tiếp tục nằm trong top 30 về chỉ số an toàn an ninh mạng.
Trong năm 2024, các doanh nghiệp nhỏ Việt Nam đều bày tỏ sự tự tin về nền kinh tế quốc nội. Trong đó, 86% doanh nghiệp dự báo sẽ bứt tốc nhờ vào tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế - kết quả này cũng cải thiện so với 2 năm trước.
Báo cáo cũng cho thấy 77% doanh nghiệp địa phương quy mô nhỏ đã ghi nhận tăng trưởng trong năm 2023. Con số này cao hơn rất nhiều so với giá trị trung bình của dữ liệu khảo sát (60%), cũng như vượt trội và chỉ thấp hơn 2 trong tổng số 11 thị trường trong Khảo sát Các doanh nghiệp nhỏ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Bên cạnh đó, một yếu tố cũng góp phần vào sự thành công của các doanh nghiệp nhỏ Việt Nam là chủ doanh nghiệp hoặc tổng giám đốc có độ tuổi trung bình trẻ nhất khu vực, với 65% vị trí lãnh đạo then chốt không quá 40 tuổi (tỷ lệ trung bình khu vực là 43%). Dữ liệu cũng cho thấy nhóm nhân sự lãnh đạo trẻ này thường điều hành các doanh nghiệp đang trên đà phát triển, tập trung đầu tư vào công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Đặc biệt, các doanh nghiệp nhỏ Việt Nam cũng dành nhiều thời gian và nguồn lực nhất cho hoạt động ESG trên các phương diện như chính sách đa dạng và hòa nhập, chính sách về sức khỏe và an toàn của nhân viên cũng như các chương trình tình nguyện vì cộng đồng.
Huyền My (t/h)Các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đóng góp đáng kể vào quá trình chuyển biến và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Hoa Kỳ hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 11 tại Việt Nam, với hơn 1.400 dự án có tổng vốn đầu tư gần 12 tỷ USD.