Doanh nghiệp niêm yết cần tăng cường năng lực quản trị công ty

Chứng khoán
09:57 AM 04/07/2024

Theo Chủ tịch UBCKNN, doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của HĐQT theo pháp luật doanh nghiệp, pháp luật chứng khoán. Hiện nay, quản trị công ty đại chúng còn hạn chế.

Năm 2024 đánh dấu bước khởi đầu quan trọng cho chiến lược phát triển thị trường chứng khoán với mục tiêu nâng hạng thị trường. Chính phủ và Bộ Tài chính đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao chất lượng quản trị công ty minh bạch gắn với ESG của các doanh nghiệp niêm yết. Điều này được thể hiện qua các hành động thiết thực của Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam trong việc thúc đẩy và thực thi các chuẩn mực quản trị công ty.

Doanh nghiệp niêm yết cần tăng cường năng lực quản trị công ty- Ảnh 1.

Bà Chân Phương cho rằng, các yêu cầu về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) sẽ trở nên quan trọng hơn khi TTCK được nâng hạng.

Tại Hội nghị "Tăng cường năng lực quản trị công ty cho các doanh nghiệp niêm yết", chiều ngày 3/7, bà Vũ Thị Chân Phương - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho rằng, qua 25 năm xây dựng và phát triển, TTCK Việt Nam đã trở thành một kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế.

Từ lúc ban đầu mới chỉ có 3 doanh nghiệp niêm yết (DNNY) trên TTCK, đến nay đã có gần 1800 DN NY với giá trị vốn hóa đạt 7.066 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cuối năm 2023, tương đương 69,1% GDP ước tính năm 2023.

Giá trị giao dịch bình quân hàng ngày khoảng trên dưới 1 tỷ USD. Số lượng tài khoản giao dịch của nhà đầu tư đạt gần 7,3 triệu tài khoản (tương đương 7,5% dân số). Nhiều doanh nghiệp đã huy động vốn thành công trên thị trường chứng khoán.

Trong thời gian tới, TTCK sẽ tiếp tục phát triển nhập, tiếp cận với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế và Việc nâng hạng TTCK Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi. Bởi vậy, việc cải thiện quản trị công ty ngày càng trở nên cấp thiết.

Doanh nghiệp niêm yết cần tăng cường năng lực quản trị công ty- Ảnh 2.

Đại diện nhà quản lý, các chuyên gia và doanh nghiệp đều cho rằng, các doanh nghiệp cần chú trọng đến các vấn đề môi trường, xã hội và quản trị để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và kỳ vọng của các nhà đầu tư toàn cầu.

Quá trình cải thiện này của doanh nghiệp phải đáp ứng được 4 yếu tố: tăng cường minh bạch và báo cáo tài chính; nâng cao tiêu chuẩn quản trị; thu hút đầu tư và cải thiện hình ảnh doanh nghiệp; phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội.

"Các yêu cầu về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) sẽ trở nên quan trọng hơn khi TTCK được nâng hạng. Các doanh nghiệp cần chú trọng đến các vấn đề môi trường, xã hội và quản trị để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và kỳ vọng của các nhà đầu tư toàn cầu", bà Phương nhấn mạnh.

Theo Chủ tịch UBCKNN, doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của HĐQT theo pháp luật doanh nghiệp, pháp luật chứng khoán. Hiện nay, quản trị công ty đại chúng còn hạn chế. Việc tìm thành viên HĐQT độc lập phù hợp với các doanh nghiệp còn gặp khó khăn.

"Quyết tâm cao để cùng cải thiện quản trị công ty tốt nhất, thu hút vốn nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán. UBCKNN sẽ tham mưu Chính phủ, Bộ Tài chính để xây dựng những quy phạm pháp luật tốt nhất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán và luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong vấn đề quản trị công ty, sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của các doanh nghiệp", bà Phương chia sẻ.

Trong khuôn khổ hội nghị, Câu lạc bộ các chủ tịch HĐQT (Chair club) chính thức ra mắt nhằm kết nối mạng lưới các chủ tịch HĐQT cam kết cùng nâng cao quản trị công ty, gắn với nâng hạng TTCK Việt Nam.

Doanh nghiệp niêm yết cần tăng cường năng lực quản trị công ty- Ảnh 3.

Cuốn "Quản trị công ty hiện đại – bộ công cụ của hội đồng quản trị thành công" ra đời ở Thụy Sĩ sau sự kiện Hãng hàng không quốc gia Thụy sĩ danh tiếng Swissair phá sản vào năm 2001.

Đồng thời, cuốn sách "Quản trị công ty hiện đại – bộ công cụ của hội đồng quản trị thành công" cũng được ra mắt. Cuốn sách được hiệu đính bởi các chuyên gia từ VIOD, Alpha Books là đơn vị xuất bản và phát hành.

Cuốn sách ra đời ở Thụy Sĩ sau sự kiện Hãng hàng không quốc gia Thụy sĩ danh tiếng Swissair phá sản vào năm 2001 làm cộng đồng doanh nghiệp Thụy Sĩ thức tỉnh và ý thức hơn về tầm qua trọng của quản trị công ty cũng như vai trò của chủ tịch và các thành viên HĐQT.

Sự sụp đổ của Swisse đã chỉ ra rằng, trong HĐQT của Swissair có tên tuổi lâu đời với các thành viên danh tiếng cũng trở thành vô ích nếu HĐQT chỉ mang tính đối phó thay vì tinh gọn, quan tâm đến định hướng và kiểm soát cho doanh nghiệp.

Khi một doanh nghiệp xây dựng được một HĐQT vừa định hướng, vừa kiểm soát, áp dụng phương pháp quản trị tổng thể thì công ty sẽ nâng cao được giá trị và uy tín. Qua đó, khẳng định niềm tin với các đối tác và các nhà đầu tư, đặt nền móng vững chắc cho thành công bền vững và sự thịnh vượng lâu dài cho công ty.

Nhật Mai
Ý kiến của bạn
Luật Thủ đô (sửa đổi): Cơ chế đặc thù để gìn giữ và phát triển làng nghề Luật Thủ đô (sửa đổi): Cơ chế đặc thù để gìn giữ và phát triển làng nghề

Trong quá trình xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm đến vấn đề gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề, trong đó đã đề cập nhiều điều, khoản để thúc đẩy phát triển lĩnh vực giàu tiềm năng này.