Doanh nghiệp Thanh Hóa linh hoạt cơ cấu mặt hàng, ổn định sản xuất

Doanh nghiệp
11:32 AM 20/03/2023

Biến động kinh tế toàn cầu đang đặt ra nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp. Lãi suất tăng cao, nhiều chuỗi cung ứng bị đứt gãy, đơn hàng sụt giảm mạnh, đã tác động nhiều chiều đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế này đòi hỏi các doanh nghiệp tại Thanh Hóa phải linh hoạt cơ cấu lại mặt hàng, đảm bảo ổn định hoạt động và việc làm cho người lao động, nhanh nhạy hơn trước diễn biến thị trường.

Trước đây, Công ty TNHH S&D Thanh Hóa sản xuất 100% hàng dệt kim xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, EU, Hàn Quốc. Khi các thị trường này biến động, lạm phát gia tăng khiến sức mua giảm sút, các đối tác có động thái cắt giảm, hủy đơn hàng, đơn vị đã chọn giải pháp chuyển đổi 50% cơ cấu sản phẩm sang làm hàng sơ mi và một số sản phẩm thời trang khác.

Doanh nghiệp Thanh Hóa linh hoạt cơ cấu mặt hàng, ổn định sản xuất - Ảnh 1.

Nhờ các giải pháp thích ứng linh hoạt, chuyển đổi đồng bộ từ khâu sản xuất đến đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động, nên ngay cả trong thời điểm gặp khó khăn, doanh nghiệp vẫn có đơn hàng, người lao động vẫn có việc làm và thu nhập ổn định.

Chị Trần Thị Hòa, Công nhân Công ty TNHH S&D cho biết: "Các công ty có tỷ lệ thất nghiệp cao nhưng rất may mắn cho chúng tôi, S&D Thanh Hóa đã tạo điều kiện hết sức cho công nhân có việc làm; tiền lương, thưởng chi trả đầy đủ… rất vui mừng vì có việc đầy đủ, tạo điều kiện cho công nhân có thu nhập".

Theo đại diện doanh nghiệp, việc đa dạng hóa sản phẩm và thị trường tiêu thụ sẽ là giải pháp tối ưu để có thể thích ứng trước những biến động nhanh và khó lường của thương mại toàn cầu. Cơ cấu lại mặt hàng sẽ phải đi cùng với đầu tư thêm thiết bị máy móc, công nghệ, đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động. Với các giải pháp thích ứng linh hoạt, chuyển đổi đồng bộ, nên ngay cả trong thời điểm gặp khó khăn như lúc này, doanh nghiệp vẫn có đơn hàng, người lao động vẫn có việc làm và thu nhập ổn định.

Ông Nghiêm Mạnh Toàn, Phó Giám đốc Công ty TNHH S&D tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Ban lãnh đạo công ty đã chủ động tìm kiếm các đối tác truyền thống, đối tác mới, vừa động viên người lao động đồng hành cùng công ty chia sẻ những lúc khó khăn, sắp sếp lại dự án đầu tư, dự án nào cần thiết, để tập trung nguồn tài chính cho việc chuyển đổi mặt hàng, đầu tư thiết bị, đào tạo người lao động, để người lao động yên tâm làn việc gắn bó với công ty".

Doanh nghiệp Thanh Hóa linh hoạt cơ cấu mặt hàng, ổn định sản xuất - Ảnh 2.

Công ty TNHH S&D cũng vừa có quyết định chuyển đổi cơ cấu sản phẩm để thích ứng nhanh hơn trước diễn biến từ thị trường thế giới. Theo đó, những mặt hàng bị ảnh hưởng do lạm phát, người dân cắt giảm chi tiêu, sẽ chuyển đổi sang sản xuất các mặt hàng thị trường vẫn có nhu cầu như hàng dệt thoi, quần và áo thời trang... Với doanh nghiệp, thay đổi chiến lược kinh doanh không chỉ từ việc cơ cấu lại sản phẩm để có nguồn hàng dồi dào hơn, mà còn định vị lại thị trường.

Hiện các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đều đang nỗ thích ứng trước những khó khăn, thách thức từ thị trường. Đáng chú ý, nhiều doanh nghiệp không còn phụ thuộc vào các thị trường truyền thống, mà bắt đầu chuyển dịch sang các thị trường mới, đồng thời thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, tìm kiếm đơn hàng nhỏ lẻ, chấp nhận giá rẻ hơn để duy trì sản xuất, giữ chân người lao động.

Ông Trần Anh Chiến, Giám đốc Công ty Cổ phần may Thanh Hóa cho biết: "Do thiếu đơn hàng nên chúng tôi cũng cố gắng mọi cách tìm nguồn hàng nhỏ lẻ, có những đơn vài trăm hàng chúng tôi cũng phải nhận, mục đích là để giữ người lao động, để ổn định đời sống người lao động".

Các chuyên gia kinh tế khuyến nghị, trong khó khăn, các doanh nghiệp cần phải bám sát diễn biến của thị trường để có các giải pháp ứng phó linh hoạt hơn nhằm ổn định sản xuất, kinh doanh. Để đáp ứng nhu cầu thị trường trước tiên bộ máy sản xuất phải linh hoạt; đào tạo tay nghề công nhân đáp ứng được chất lượng mặt hàng từng chủng loại; người lao động đảm bảo được thu nhập khi chuyển đổi mặt hàng, về phương thức đào tạo chuyên sâu, trước khi vào đơn hàng mới, đào tạo ngoài giờ để khi vào sản xuất đáp ứng linh hoạt luôn và ổn định luôn, có thu nhập.

Trong đó, việc đa dạng hóa sản phẩm và thị trường tiêu thụ sẽ là giải pháp tối ưu để thích ứng trước những biến động nhanh và khó lường của thương mại toàn cầu. Mục tiêu ngắn hạn là có đơn hàng để duy trì sản xuất, đảm bảo việc làm và ổn định thu nhập cho người lao động, chờ cơ hội phục hồi trở lại của nền kinh tế.

Yến Hoàng
Ý kiến của bạn
Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng

Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành năng lượng toàn giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 4.133 - 4.808 nghìn tỷ đồng.