Doanh nghiệp thủy sản lo thiếu tiền cho '3 tại chỗ' có nguy cơ mất cả tỷ đồng để lắp một hệ thống đưa kết quả sai
Hiệp hội doanh nghiệp thủy sản cho biết, đang ngồi trên đống lửa thì lại thêm lo vì quy định tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ Môi trường 2020 mà Bộ Tài Nguyên Môi trường đang lấy ý kiến.
Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường đang gấp rút hoàn thiện để Bộ Tư pháp thẩm định thông qua vào cuối tháng 9/2021.
Tuy nhiên, nhiều vấn đề của Dự thảo này vẫn đang gây tranh cãi bởi việc áp “tiêu chuẩn” không phù hợp. Thậm chí còn tăng chi phí nhưng không hiệu quả cả về mặt quản lý Nhà nước lẫn bảo vệ môi trường, lại phát sinh thêm tiêu cực. Trước tình hình đó, 8 Hiệp hội ngành hàng đã có văn bản ý kiến, kiến nghị với Bộ Tài Nguyên và Môi trường về một số vấn đề trong dự thảo.
Cách tính, thu và quản lý phí tái chế sản phẩm, bao bì (EPR) có nhiều điểm bất hợp lý
Trong văn bản ý kiến, các hiệp hội cho biết, cách gọi “đóng góp” chứ không gọi là phí là để bỏ khoản tiền này ra ngoài ngân sách nhà nước, nhằm để việc thu chi không phải chịu sự quản lý của Nhà nước theo luật quản lý phí và lệ phí, mà do Văn phòng EPR tự quyết định.
Khi Văn phòng EPR thu tiền để tái chế thay cho doanh nghiệp thì rõ ràng Văn phòng EPR phải chịu trách nhiệm về việc tái chế đó, nhưng Dự thảo không có bất cứ quy định nào về việc nếu không hoàn thành trách nhiệm thì Văn phòng EPR có chịu trách nhiệm trước pháp luật không (Bộ Công Thương cũng kiến nghị vấn đề này). Vì vậy, với quy định này, các hiệp hội lo rằng tiền doanh nghiệp vẫn nộp mà môi trường vẫn bẩn.
Các hiệp hội so sánh, việc doanh nghiệp nộp tiền để EPR làm thay việc tái chế, nhưng văn phòng EPR tự quản lý quỹ, quyết định thu chi mà không có quy định giám sát quản lý thì giống như việc hùn vốn cho 1 công ty gia đình mà cả Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng và Thủ quỹ đều là người của gia đình đó cử ra.
"Trong đời sống, dám hùn vốn như thế chỉ có người 'chơi hụi' (mà nhà nước cấm). Vậy tại sao Dự thảo lại bắt cả hàng trăm ngàn doanh nghiệp phải làm?", các hiệp hội doanh nghiệp cho hay.
Công thức tính phí là chưa rõ ràng, tỷ lệ tái chế bắt buộc 80-90% ngay lúc đầu là quá cao, vì ngay cả Châu Âu lúc đầu cũng chỉ đạt 50-60%, rất khó thực thi, cần phải có lộ trình đầu tiên thấp, sau tăng dần.
Do đó, 8 hiệp hội ngành hàng đề nghị lùi lộ trình nộp phí tái chế đến 1/1/2025. Các doanh nghiệp lý giải, nếu Nghị định áp dụng vào ngày 01/01/2022 thì doanh nghiệp sớm phải chịu thêm chi phí trong khi vẫn đang rất khó khăn để chống dịch, thêm vào đó là giá hàng hóa tăng, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân cũng đang rất khó khăn.
Doanh nghiệp thủy sản đang lo thiếu tiền cho "3 tại chỗ" giờ lại mất cả tỷ đồng để lắp một hệ thống đưa kết quả sai
Bên cạnh đó, riêng ngành thủy sản gặp khó khăn với 3 vấn đề chính. Theo đó, quy định dung lượng nước thải tối thiểu phải quan trắc tự động, tần suất quan trắc nước thải định kỳ chưa phù hợp.
Ngoài ra, việc xếp loại Danh mục dự án đầu tư Nhóm I và II có nguy cơ tác động xấu đến môi trường; việc xếp loại ngành vào Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Hiệp hội thủy sản cho hay, gần 2 tháng thực hiện "3 tại chỗ" (3TC), các doanh nghiệp đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn và áp lực đứt gãy toàn chuỗi từ nuôi - khai thác - chế biến - xuất khẩu.
Theo tính toán của sơ bộ của các doanh nghiệp sản xuất "3TC", giá thành trên đơn vị sản phẩm đã tăng 10-25% tùy theo loại sản phẩm (tôm, cá tra, cá ngừ, hải sản,..) và quy mô công suất chế biến. Một doanh nghiệp trung bình sẽ lỗ khoảng 30%/tháng nếu duy trì sản xuất "3TC" với chỉ 1/3 công suất và sẽ thiệt hại 50-55%/tháng nếu ngưng sản xuất.
Hiệp hội doanh nghiệp thủy sản cho biết, đang ngồi trên đống lửa thì lại thêm lo vì quy định tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ Môi trường 2020 mà Bộ Tài Nguyên Môi trường đang lấy ý kiến. Theo đó, dự thảo quy đinh các nhà máy chế biến thủy sản có lưu lượng xả nước thải ra môi trường từ 200 m3/ngày trở lên phải lắp hệ thống quan trắc tự động nước thải.
"Trong khi giá thành đầu tư hệ thống tính sơ đã mất hàng tỷ đồng, chi phí vận hành trung bình từ 10 - 30 triệu đồng/tháng... Thêm đầu tư một hệ thống vừa đắt đỏ, kết quả không chính xác... mà vẫn có nguy cơ bị phạt", hiệp hội chia sẻ.
Phạm AnhBáo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, ước giải ngân vốn đầu tư công của cả nước đến hết tháng 11 là 410.953,1 tỷ đồng, đạt 60,43% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.