Doanh nghiệp tích cực hành động vì mục tiêu xanh
Chia sẻ chủ đề: Những vấn đề cấp thiết doanh nghiệp cần hành động để đạt mục tiêu Xanh và tránh Green Washing, đại diện các doanh nghiệp cho rằng, cần hành động thiết thực, hành động nhanh để phát triển, hội nhập quốc tế.
Sáng 22/11, CafeF - Công ty Cổ phần VCCORP đã tổ chức Hội thảo "Tầm nhìn xanh Việt Nam và những câu chuyện điển hình", với sự tham gia của các nhà quản lý đến từ Bộ Xây dựng, Bộ Công thương, chuyên gia kinh tế, các đơn vị tư vấn, lãnh đạo các doanh nghiệp có thành công trong lĩnh vực phát triển xanh, bền vững như: ACB, Manulife, Masan Group, Xanh SM, HSBC Việt Nam, SHB, Gamuda Land, T&T Group và Nhựa Tái Chế Duy Tân (DUYTAN Recycling).
Chia sẻ chủ đề: Những vấn đề cấp thiết doanh nghiệp cần hành động để đạt mục tiêu Xanh và tránh Green Washing tại diễn đàn, đại diện các doanh nghiệp cho rằng, cần hành động thiết thực, hành động nhanh để phát triển, hội nhập quốc tế.
Trả lời câu hỏi của ông Phạm Hải Âu, Giám đốc - Dịch vụ Tư vấn Rủi ro PwC Việt Nam về hoạt động trong phát triển xanh, ông Lưu Bách Đạt - Phó Tổng giám đốc tập đoàn Hóa chất Đức Giang cho biết: "Chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực liên quan rất nhiều đến phát thải, khí thải lớn nhất của chúng tôi là CO2".
Đối với việc giảm phát thải CO2 và thu hồi CO2, trong thời gian qua, Đức Giang đã thực hiện rất nhiều biện pháp. Một trong những biện pháp mạnh nhất mà công ty đã làm là hóa lỏng.
"Chúng tôi đã lắp đặt và phát triển hệ thống xử lý khí CO2. Chúng tôi khảo sát nhu cầu xử lý CO2 và cung cấp cho miền Bắc khoảng 20.000 mét khối khí trên một tháng. Đây là một số liệu rất lớn. Hiện nay chúng tôi cũng đang biến hoạt động hóa lỏng CO2 thành công nghiệp", ông Đạt cho biết. Hòa Phát hiện nay có 3 khu liên hợp sản xuất thép tại Yên Mỹ, Hưng Yên; Kinh Môn, Hải Dương; Dung Quất, Quảng Ngãi. Tổng công suất thép thô đạt 8,5 triệu tấn/năm, trong đó: 3,0 triệu tấn thép cuộn cán nóng, 5,5 triệu tấn phôi thép, thép xây dựng.
Chia sẻ các mục tiêu chính về giảm phát thải khí nhà kính của XanhSM từ nay tới năm 2030 và đánh giá về mức độ khả thi của các mục tiêu này, ông Nguyễn Văn Thanh - Tổng Giám đốc Công ty GSM toàn cầu cho biết, theo tính toán dự theo nghiên cứu của EPA, với 70 triệu km Xanh di chuyển trong vòng 7 tháng, sẽ tương đương với giảm thải 13,4 triệu kg C02, tương đương hơn 600.000 cây xanh được trồng. Theo kế hoạch, từ năm 2025 trở đi, GSM giảm 400 triệu kg CO2 mỗi năm.
Theo ông Thanh, giao thông xanh vừa giải quyết yêu cầu phát triển bền vững vừa tiết kiệm chi phí. Sự ra đời của GSM phù hợp với xu thế chung của thế giới và nỗ lực, cam kết của Việt Nam nhằm hướng tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Ở góc độ về quy hoạch đô thị, hướng tới phương tiện giao thông xanh, với dịch vụ chuyên nghiệp, chỉn chu, GSM còn góp phần làm thay đổi diện mạo giao thông đô thị. Đồng thời, GSM còn tạo ra mạng lưới kết nối thái di chuyển và du lịch.
Sự ủng hộ lớn lao của cộng đồng khi sản phẩm ra đời đã chạm được tới sự trăn trở của người dân. GSM đáp ứng đầy đủ các tiêu chí: dịch vụ di chuyển chất lượng cao, an tâm, an toàn, góp phần bảo vệ môi trường. Đây cũng là lý do, sau 7 tháng đi vào hoạt động GSM đã gặt hái được những thành công vượt bậc, có thể nói chưa từng có của ngành di chuyển Việt Nam.
"GSM đã mang đến việc làm và cơ hội phát triển, chuyển đổi xanh cho hơn 20.000 tài xế taxi và xe máy điện. Chúng tôi đã có mặt tại 2 quốc gia, Việt Nam và Lào. Theo tính toán dự theo nghiên cứu của EPA, với 70 triệu km Xanh di chuyển trong vòng 7 tháng, sẽ tương đương với giảm thải 13,4 triệu kg C02, tương đương hơn 600.000 cây xanh được trồng.
Sau 7 tháng thành lập, chúng tôi đã hợp tác với nhiều tổ chức đang vận hành cho thuê xe điện. Họ đang từng bước chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện. Chúng tôi cũng hợp tác với ngân hàng để chuyển đổi không chỉ cho GSM mà còn đối tác của GSM. Bài toán của GSM không chỉ ở Việt Nam mà còn ra khu vực. Chúng tôi dự kiến năm sau vận hành 1.000 xe điện tại Lào. Năm sau mở rộng ra 5 khu vực trên thế giới.
Giao thông xanh có thể làm ra tiền và phát triển bền vững không? Câu trả lời đó đã được giải đáp từ chính câu chuyện ra đời của GSM. Theo thống kê, trung bình doanh thu của một xe taxi và xe máy điện của GSM hiện nay đang bằng một xe xăng, chi phí nhiên liệu và bảo dưỡng chỉ hết 1/3 so với xe xăng. Rõ ràng, giao thông xanh vừa giải quyết yêu cầu phát triển bền vững vừa tiết kiệm chi phí", ông Thanh nói.
Ông Tăng Hoàng Quốc Thái, Giám đốc Truyền thông và thương hiệu Ngân hàng ACB cho biết: Tháng 10 vừa qua, chúng tôi đã có báo cáo về phát triển bền vững. Đối với chữ S và G, ACB làm từ ngày đầu thành lập. Chữ E được ACB làm mạnh các năm gần đây, thay đổi nhận thức của toàn bộ nhân viên trong việc bảo vệ môi trường.
Trân trọng tài nguyên, ACB đã có các chương trình quản lý tác động tới môi trường, trong đó giảm thiểu cho vay các doanh nghiệp ảnh hưởng xấu tới môi trường.
Vì sao sau 10 năm, ACB chọn năm 2023 để công bố báo cáo này? Trả lời câu hỏi này, ông Tăng Hoàng Quốc Thái nhấn mạnh: Việc công bố báo cáo thể hiện rõ chúng tôi rất nghiêm túc trong việc thực hành ESG. Ngoài ra, báo cáo này phản ánh các chỉ số và từ đó chúng tôi có sự so sánh giai đoạn, chúng tôi tự theo dõi và phát triển hàng năm. Qua đó, ACB có thể xem xét để có những chiến lược mới. Là một ngân hàng, việc công bố này thể hiện tính minh bạch mà nhiều bên quan tâm, không chỉ là thông tin tài chính mà phi tài chính cũng rất quan trọng. Đặc biệt, điều này cũng truyền cảm hứng cho cộng đồng, cho đối tác, khách hàng và nhân viên của ACB.
Nhật HàCông ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.