Doanh nghiệp vận tải tại Hà Nội đều tăng giá cước
Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, đã có 12/15 doanh nghiệp taxi trên địa bàn đăng ký lại giá. Đáng chú ý, có 5 doanh nghiệp không tăng giá, 1 doanh nghiệp đăng ký giảm giá cho 2 loại xe là Hyundai i10 và Kia Morning khi gọi xe ứng dụng công nghệ (giảm 10 - 15%). Ngoài ra, 6 doanh nghiệp taxi khác tăng giá từ 5 - 12%.
Với xe khách, nhiều nhà xe đã đăng ký tăng giá cước. Trong đó, Công ty CP xe khách Hà Nội tăng thêm 5.000 đồng/chuyến với nhiều chuyến xe từ Hà Nội về Hưng Yên hay Mỹ Đình về Quế Võ (Bắc Ninh).
Công ty Liên doanh vận chuyển quốc tế Hải Vân cũng tăng đồng loạt giá cước trên các chặng từ Hà Nội lên các tỉnh phía bắc với mức tăng 60.000 - 70.000 đồng/chặng. Cụ thể như chặng Hà Nội - Điện Biên (xe giường nằm 34 - 36 chỗ) tăng 70.000 đồng, từ 415.000 đồng lên 485.000 đồng. Hay chặng Mỹ Đình - Mường Chà (xe giường nằm) tăng từ 380.000 đồng và 430.000 đồng lên lần lượt là 450.000 đồng và 500.000 đồng.
Ngay xe buýt chất lượng cao số 68 (Hà Đông - sân bay Nội Bài) cũng tăng từ 40.000 đồng/lượt lên 45.000 đồng; buýt chất lượng cao 86 (trung tâm Hà Nội - Sân bay Nội Bài) từ 35.000 đồng lên 40.000 đồng.
Trước đó, sau nhiều chu kỳ tăng liên tiếp, ngày 11.3, giá xăng dầu trong nước đã có mức tăng mạnh nhất trong lịch sử, giá xăng E5 RON 92 lên 28.980 đồng/lít, xăng RON 95 là 29.820 đồng/lít. Đây cũng là lần tăng thứ 7 liên tiếp của giá xăng trong nước tính từ giữa tháng 12.2021.
Bên cạnh đó, giá các loại dầu đều tăng, dầu hoả lên mốc 23.910 đồng/lít, tăng 3.940 đồng. Dầu diesel 25.260 đồng/lít, tăng 3.950 đồng. Dầu mazút 20.980 đồng/kg, tăng 2.520 đồng.
Quang Dũng (T/h)Tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi Bắc bộ lần thứ 4, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm cho biết, tăng trưởng GRDP của Vùng năm 2024 ước đạt 9,11%, cao hơn bình quân chung cả nước (ước đạt 6,8%-7%) và là vùng cao nhất cả nước.