Doanh nghiệp vào cuộc đua làm nhà ở xã hội

Nhịp cầu BĐS
08:44 AM 03/06/2024

Cuộc đua xây dựng nhà ở xã hội bắt đầu nóng từ đầu năm 2023 và ngày càng tăng nhiệt, không chỉ các địa phương mà nhiều doanh nghiệp cũng vào cuộc.

Thời gian gần đây, hàng loạt doanh nghiệp bất động sản, trong đó có những "ông lớn" vốn chỉ làm dự án cao cấp đã gia nhập cuộc đua xây nhà ở xã hội giá rẻ với quy mô lên đến hàng chục nghìn căn.

Doanh nghiệp vào cuộc đua làm nhà ở xã hội- Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Vnexpress

Trong đó, có nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành như Vinhomes, Becamex IDC, Tổng Công ty Viglacera, Tập đoàn APEC, Nam Long, TTC Land... Ngoài ra có một số doanh nghiệp nhà nước như Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD)...

Mới đây, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, Mã: NVL) và CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa Ốc Hoàng Quân (Mã: HQC) đã chính thức ký kết hợp tác đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội.

Hai bên sẽ cùng đóng góp tài chính, năng lực, kinh nghiệm, khai thác quỹ đất hiện và cùng các đơn vị khác hợp tác đầu tư xây dựng và phát triển các dự án nhà ở xã hội tiềm năng tại TP.HCM, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long…

Trước mắt trong năm nay, hai bên sẽ bàn giao khoảng 3.000 căn nhà ở xã hội tại nhiều địa phương; đồng thời các bên liên quan sẽ cùng triển khai nghiên cứu phát triển dự án nhà ở xã hội mới thuộc quỹ đất hiện có của Novaland trong thời gian tới.

Còn Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (Becamex IDC, Mã: BCM) cho biết, lĩnh vực mà doanh nghiệp tập trung trong năm nay là phát triển nhà ở xã hội phục vụ công nhân, người dân tại Bình Dương, với kế hoạch vừa xây dựng và vừa mở rộng 10.000 - 20.000 căn hộ. Mô hình phát triển này được áp dụng tương tự tại các địa phương khác, nơi có dự án của Becamex IDC.

Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP (Hancorp, Mã: HAN) cũng đang tập trung nguồn lực triển khai đầu tư bất động sản mới với quy mô gần 10.000 căn nhà ở xã hội, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 10.000 tỷ đồng.

Hay như CTCP Vinhomes (Mã: VHM) vừa qua đã khởi công 4 dự án nhà ở xã hội tại Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Trị và Khánh Hòa, dự kiến cung cấp ra thị trường hơn 10.000 căn hộ.

Tổng Công ty Viglacera - CTCP (Mã: VGC) dự kiến từng bước thực hiện chương trình triển khai đầu tư 50.000 căn NOXH trong giai đoạn 2023 - 2030 tại các khu nhà ở xã hội đồng bộ với phát triển khu công nghiệp hiện có của công ty. Tính đến nay, Viglacera đã có quỹ đất sạch và các thủ tục pháp lý đầu tư khoảng 11.000 căn, dự kiến trong quý II/2024 sẽ đưa ra thị trường khoảng 3.000 căn.

Các chuyên gia bất động sản cho biết, cuộc đua đầu năm nay là "đua về tiến độ triển khai" chứ không chỉ dừng ở việc đề ra mục tiêu. Động lực chính là Luật Nhà ở 2023 được thông qua đã tăng ưu đãi cho chủ đầu tư và giảm điều kiện cho người mua. Đơn cử, chủ đầu tư không dùng vốn ngân sách sẽ được miễn tiền sử dụng, thuê đất với toàn bộ diện tích dự án, ưu đãi thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, vay vốn với lãi suất ưu đãi. Quy định cởi mở hơn đã thúc đẩy các doanh nghiệp "rốt ráo tham gia cuộc đua xây nhà xã hội".

Để cuộc đua phát triển nhà ở xã hội có hiệu quả và bền vững, các chuyên gia cho rằng, cần đảm bảo hai yếu tố mấu chốt là quỹ đất và nguồn vốn ưu đãi. 

Đầu tiên là về quỹ đất, Luật Nhà ở 2023 đã quy định UBND cấp tỉnh phải bố trí đủ quỹ đất xây nhà xã hội, gồm cả quỹ đất phát triển dự án độc lập. Điều này giúp hình thành các khu nhà xã hội độc lập quy mô lớn, có đủ dịch vụ, tiện ích đô thị.

Về nguồn vốn ưu đãi, hiện có gói 120.000 tỷ đồng cho vay phát triển nhà xã hội, nhà ở công nhân, triển khai từ tháng 4/2023. Tuy nhiên, gói tín dụng này giải ngân rất chậm, chưa thu hút doanh nghiệp và người dân bởi lãi suất cao. Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) đề xuất Bộ Xây dựng khôi phục gói tín dụng 110.000 tỷ đồng với lãi suất 4,8-5% một năm, thời hạn vay tối đa 25 năm. Gói này tương tự gói tín dụng 30.000 tỷ đồng áp dụng trong giai đoạn 2013-2016.

Đồng thời HoREA đề xuất tăng thêm lợi nhuận định mức cho chủ đầu tư nhà ở xã hội lên 15%, thay vì 10% như trước. Quy định này áp dụng cho chủ đầu tư tự tạo lập quỹ đất, mục tiêu thu hút thêm nhiều doanh nghiệp cùng tham gia cuộc đua phát triển nhà xã hội.

Minh An (t/h)
Ý kiến của bạn
Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.