Doanh nghiệp Việt Nam với những "bệ phóng" nâng cấp trong chuỗi giá trị toàn cầu
Tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) là một trong những hoạt động cơ bản của nền kinh tế muốn tận dụng cơ hội từ việc phân công lao động và toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội từ việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thì các nền kinh tế cần đánh giá một trong những tiêu chí rất quan trọng.
Từ quan điểm quản lý chuỗi giá trị toàn cầu thì đây là một xu hướng tất yếu. Vì Nhật Bản và Hàn Quốc đã bắt đầu quá trình công nghiệp hóa hàng chục năm trước và các nền kinh tế này đã dần nâng cấp và bắt kịp các nền kinh tế phát triển Âu – Mỹ về năng suất. Giờ đây, họ đảm nhận các khâu quan trọng trong chuỗi giá trị như nghiên cứu và phát triển (R&D) và sở hữu thương hiệu riêng, cạnh tranh ở công đoạn cao nhất trong chuỗi, sánh ngang với các nền kinh tế Âu – Mỹ. Có thể thấy được thực tế này qua hình ảnh đầy cạnh tranh của các thương hiệu như LG, Samsung của Hàn Quốc hay hàng loạt thương hiệu của Nhật Bản như Panasonic, Sony,…
Một số nền kinh tế tuy hàm lượng nội địa trong hàng xuất khẩu thấp (do phân công lao động dựa vào lợi thế cạnh tranh quốc gia) nhưng nếu hàm lượng nội địa trong hàng tiêu dùng trong nước cao và sử dụng công nghệ cao thì nền kinh tế vẫn được lợi và được nâng cấp bất kể là có xuất khẩu nhiều hay không.
Ở một khía cạnh khác, theo thời gian, khi chi phí lao động phổ thông tăng lên, các công ty từ hai nước này mang dây chuyền lắp ráp sang các nước có chi phí lao động cạnh tranh hơn như Trung Quốc, Malaysia để thực hiện công đoạn lắp ráp thành phẩm. Trong khi đó, họ vẫn giữ nguyên dây chuyền quan trọng nhất và có giá trị gia tăng cao, nhất là R&D và sản xuất linh kiện nguồn tại thị trường nội địa rồi xuất khẩu các linh kiện này sang các nước khác để lắp ráp. Ngay như Trung Quốc, một nền kinh tế mạnh nhưng phần giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu cũng không cao so với hai nước kể trên. Điều đó cho thấy Trung Quốc vẫn còn cần thời gian để gia tăng hàm lượng giá trị trong hàng hóa xuất khẩu của mình để gia tăng lợi ích trong chuỗi.
Các nền kinh tế vừa gia tăng cường độ tham gia vào nền kinh tế toàn cầu những năm gần đây như Việt Nam, Campuchia, Myanmar. Do là các nền kinh tế đang phát triển giai đoạn đầu, sự hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới đang trong giai đoạn mở nhất nên các nền kinh tế này đã đóng góp ngày càng nhiều cho phần giá trị gia tăng nội địa trong tổng giá trị hàng xuất khẩu của mình.
Riêng Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam đã ghi nhận sự tăng trưởng phần giá trị gia tăng nội địa trong giá trị hàng xuất khẩu rất ấn tượng, từ mức gần 100 triệu đô la Mỹ năm 1995 lên hơn 5 tỉ đô la năm 2018, một mức tăng trưởng hơn 50 lần trong thời gian 23 năm. Điều đó cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã tạo ra ngày càng nhiều giá trị gia tăng trong hàng xuất khẩu.
Tuy nhiên, nếu xét về mức độ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thì Việt Nam còn đang ở thời kỳ đầu trong hoạt động tham gia chuỗi giá trị và Việt Nam chưa đảm nhận nhiều trong khâu có giá trị cao như R&D hay sản xuất thiết bị nguồn với phần giá trị gia tăng cao.
Thêm nữa, tốc độ tăng trưởng phần giá trị gia tăng trong giá trị hàng xuất khẩu ngày càng giảm. Điều đó có thể là do Việt Nam đang chuyển từ xuất khẩu thô như dầu mỏ, nông sản (với giá trị gia tăng tại Việt Nam cao) sang sản phẩm công nghiệp tiêu dùng và sản xuất như lắp ráp và công nghiệp, vốn có sự phân công lao động rộng rãi với nhiều nhà sản xuất chuyên biệt cho từng khâu.
Đây vừa là một điểm cộng lại vừa là điểm trừ. Điểm cộng là nền kinh tế Việt Nam giảm phụ thuộc vào xuất khẩu thô nhưng điểm trừ là Việt Nam vẫn chưa nâng cấp lên khâu quan trọng và còn phụ thuộc vào linh kiện và công nghệ nhập khẩu.
Nếu nhanh tay nắm bắt và hội nhập, doanh nghiệp trong nước sẽ có cơ hội để trở mình tăng trưởng nhanh chóng. Một ví dụ đáng học hỏi chính là cách Công ty Cổ phần PGT Holdings (HNX: PGT) đang đẩy mạnh mũi nhọn vào M&A – ngành Mua bán và Sáp nhập đầy tiềm năng phát triển trong bối cảnh này.
PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, PGT sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp.
Để nâng cấp trong chuỗi giá trị toàn cầu
Để tăng cường lợi ích mà các nước đang phát triển thu được từ việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, các bên có thẩm quyền nên tăng cường môi trường kinh doanh và hỗ trợ đầu tư vào các tài sản tri thức, chẳng hạn như R&D và thiết kế, cho phép các doanh nghiệp khác biệt hóa sản phẩm của họ. Họ cũng nên củng cố khu vực dịch vụ và thúc đẩy sự phát triển của các năng lực kinh tế quan trọng, đặc biệt là các kỹ năng việc làm và nghiên cứu. Các chính sách trong nước như vậy có thể giúp các quốc gia leo lên bậc thang chuỗi giá trị toàn cầu và ngăn họ bị mắc kẹt trong các hoạt động giá trị thấp.
Các biện pháp này có thể khó đối với các nền kinh tế đang phát triển kém nhất. Do đó, các sáng kiến "viện trợ cho thương mại" có thể có giá trị đáng kể. Hình thức hỗ trợ này từ cộng đồng các nhà tài trợ có thể tạo điều kiện cho các nước kém phát triển nhất xây dựng năng lực từ phía cung ứng và cơ sở hạ tầng liên quan đến thương mại để họ cũng có thể gặt hái thêm nhiều lợi ích từ thương mại. Viện trợ cho các sáng kiến thương mại đã trở thành một phần không thể thiếu trong chương trình nghị sự phát triển và hiện bao gồm các quốc gia, chẳng hạn như Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ, là những nhà cung cấp tích cực cho hợp tác Nam-Nam.
Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.
Vì vậy cần một đánh giá tổng quan trên nhiều khía cạnh để có cái nhìn toàn diện về hiệu quả của hoạt động nâng cấp trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Về góc độ doanh nghiệp tại PGT Holdings, phát triển bền vững được khắc sâu trong cốt lõi của công ty là tạo ra xã hội sáng tạo, bằng cách mua bán và sáp nhập, dịch vụ nhân sự, dịch vụ tài chính như một phần của mô hình kinh doanh với tính hợp lý kinh tế triệt để.
Bằng cách này, PGT sẽ đóng góp để đạt được 8 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Dưới đây là những thành tích của công ty:
SDGs 1. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi.
SDGs 4. Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.
SDGs 5. Đạt được bình đẳng giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái.
SDGs 8. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người.
SDGs 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới.
SDGs 10. Giảm bất bình đẳng trong xã hội.
SDGs 11. Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng.
SDGs 17. Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.
PGT sẽ đóng góp để đạt được 8 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs)
Do đó, những nỗ lực của Chính phủ trong triển khai là những bước đi quan trọng nhất để các nhà đầu tư trong và ngoài nước tin tưởng vào môi trường kinh doanh. Đây cũng là cách thể hiện rõ nhất vai trò điều tiết nền kinh tế của Nhà nước, thúc đẩy nhanh việc phục hồi kinh tế, ổn định việc làm và cuộc sống cho người dân. Riêng về góc độ doanh nghiệp PGT Holdings cũng không ngừng đóng góp cho nền kinh tế và những mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.
Tại thị trường chứng khoán hôm nay 25/4/2022, trong bối cảnh thị trường lao dốc 90% mã cổ phiếu đã giảm, PGT là một công ty có mã cổ phiếu nằm trong 178 mã cổ phiếu tăng điểm. Đóng cửa giao dịch giá của PGT tăng nhẹ điểm, tạo tín hiệu đầy tích cực cho các phiên tiếp theo.
Quay trở lại với thị trường chung hôm nay, VN-Index giảm 68,31 điểm (4,95%) còn 1.310,92 điểm, HNX-Index giảm 21,61 điểm (6,02%) xuống 337,51 điểm, UPCoM-Index giảm 4,61 điểm (4,42%) về 99,54 điểm.
Vì vậy, tại thời điểm này nhiều chuyên gia chứng khoán cho rằng, giữ tỷ trong cổ phiếu đang có, chờ cơ hội đầu tư vào mã có nền tảng ổn định (HNX: PGT) chính là một nước đi an toàn cho các nhà đầu tư trong giai đoạn này
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Không khí Tết len lỏi khắp mọi nẻo đường lên “nóc nhà Đông Dương”, Fansipan (Sa Pa) khoác lên tấm áo xuân rực rỡ sẵn sàng chào đón du khách trong kỳ nghỉ lễ sắp tới.