Doanh nghiệp Việt vẫn là “Viên Ngọc” sáng của khu vực Đông Nam Á hút vốn các nhà đầu tư nước ngoài.

Đầu tư và Tiếp thị
08:00 AM 11/01/2022

Hệ thống doanh nghiệp Việt Nam đã bắt nhịp với "Thích ứng an toàn, linh hoạt" chứng minh qua con số trung bình mỗi tháng có 13,300 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Bên cạnh đó động lực đến từ vốn đầu tư nước ngoài, giúp các doanh nghiệp nội, phục hồi và phát triển… trên nền tảng chính sách chính phủ ngày một sát hơn.

photo-1641824162063

Việt Nam vẫn là ứng viên sáng giá cho đầu tư nước ngoài.

Hơn 31 tỷ USD đầu tư vào Việt Nam, nguồn vốn này sẽ hoạt động từ năm 2022 trở đi, trong đó đáng chú ý là thương vụ LEGO, nhà sản xuất đồ chơi trẻ em Đan Mạch rót 1 tỷ USD xây nhà máy tại Bình Dương. Đây là "bản báo cáo" uy tín nhằm xác nhận Việt Nam tiếp tục là điểm đầu tư an toàn, sinh lợi cao.

Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam đánh giá, Việt Nam là nền kinh tế có độ mở lớn nên ảnh hưởng của dịch Covid-19 rất nặng nề, nhưng đến nay, các đối tác thương mại lớn của Việt Nam đang trên đà phục hồi nhanh chóng và từ đó thúc đẩy giao thương mạnh mẽ hơn. Năm 2022, khu vực châu Á sẽ chứng kiến sự phục hồi xuất khẩu vượt trội và Việt Nam là quốc gia tiếp tục tận dụng được cơ hội để tăng tốc xuất khẩu. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội này.

Quay trở lại năm 2021, sự thu hút M&A ngày càng tăng tại Việt Nam được thể hiện một cách rõ nét không chỉ qua sự tăng trưởng của tổng giá trị giao dịch, mà còn qua giá trị bình quân trong mỗi giao dịch, khi ngày càng nhiều thương vụ có giá trị trên 100 triệu USD được ghi nhận. Tăng trưởng 17,9% so với năm ngoái, tính đến tháng 10-2021, đạt 8,8 tỉ USD.

Ngành tiêu dùng thiết yếu, tài chính và bất động sản tiếp tục thu hút nhiều đầu tư là doanh nghiệp, và hưởng lợi từ nhu cầu cao về nhà ở, dịch vụ tài chính và hàng hóa tiện lợi.

Cùng kỳ năm 2021, Việt Nam lọt top 3 cùng Singapore về giá trị giao dịch M&A của nhà đầu tư Nhật Bản. Các lĩnh vực mà Nhật Bản muốn rót vốn vào Việt Nam gồm xây dựng hạ tầng, logistics, bán lẻ tiêu dùng và năng lượng sạch.

Số lượng giao dịch giảm trong năm 2021 giá trị giao dịch đã đạt tới 416 triệu USD, gấp 2,95 lần so với năm 2017. Làn sóng các công ty Nhật Bản tiến hành thủ tục đầu tư tại Việt Nam dự báo tăng mạnh, thậm chí có nhiều thương vụ sẵn sàng ký kết online.

Năm 2022 là sự phục hồi nhanh của thị trường thế giới, nhất là các nền kinh tế đối tác của Việt Nam, sự trở lại mạnh mẽ của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào châu Á mà ở đó, Việt Nam luôn là một điểm đến đầu tư được ưu tiên hướng tới. Việc thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như EVFTA, UVFTA… sẽ tiếp tục đóng vai trò thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng.

Các chuyên gia kinh tế nhận định ngành du lịch, hàng không, bán lẻ chịu nhiều thiệt hại nặng nề bởi dịch COVID-19. Vì vậy năm 2022, nhu cầu tìm nguồn vốn để cân đối lại các tổn thất sẽ gia tăng cơ hội cho các hoạt động M&A trong những lĩnh vực này. Bên cạnh đó, năng lượng tái tạo, dược phẩm, viễn thông và cơ sở hạ tầng sẽ tiếp tục thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư.

Thêm vào đó, thông tin, Việt Nam nhận được sự cam kết mở rộng đầu tư của tập đoàn công nghệ đến từ Đức của Bosch. Theo đó, Công ty Công nghệ phần mềm toàn cầu Bosch sẽ mở chi nhánh trung tâm phần mềm mới tại Hà Nội vào tháng 2/2022, sau khi trung tâm tại TPHCM đạt hơn 2.600 kỹ sư trình độ cao. Mục tiêu của Bosch là sẽ nâng đội ngũ kỹ sư phần mềm ở Việt Nam lên hơn gấp đôi vào năm 2025, đạt 6.000 người. Do đó nhu cầu tuyển dụng kỹ sư phần mềm Việt Nam trong thời gian tới là khá lớn. Các chuyên gia kinh tế cùng doanh nghiệp tin rằng việc đẩy nhanh cải thiện môi trường kinh doanh, pháp lý và cải cách thể chế sẽ giúp Việt Nam phục hồi nhanh sau đại dịch và sẽ tiếp tục nhận được những khoản đầu tư lớn, chất lượng hơn trong năm 2022.

Đặc biệt năm 2022: Hoàn thiện khung khổ pháp lý đón đầu thị trường M&A.

Mới đây, "Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025" cũng đã được Quốc hội thông qua, với nhiều điểm đột phá về hoàn thiện thể chế, chính sách, thúc đẩy mạnh mẽ việc cơ cấu lại không gian kinh tế, cơ cấu lại các ngành, cơ cấu lại đầu tư công, các tổ chức tín dụng, cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước… Đây cũng sẽ là một động lực quan trọng để thu hút các nguồn lực cả trong và ngoài nước cho kinh tế phục hồi và tăng tốc.

Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cũng đã rất nỗ lực chuẩn bị sẵn sàng các yếu tố cơ bản nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, nhà đầu tư như cơ sở hạ tầng, đất đai, mặt bằng, đào tạo nguồn nhân lực… để đón đầu dòng vốn đầu tư đang dịch chuyển. Mới đây nhất, Chính phủ cũng đã xây dựng và chuẩn bị trình Quốc hội xem xét dự án một luật sửa nhiều luật, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, trong đó có hoạt động M&A.

Ở góc độ doanh nghiệp trong nước, PGT Holdings (HNX: PGT) tin rằng: Nắm bắt cơ hội và tìm kiếm mô hình tăng trưởng mới hoặc cơ cấu lại để thích nghi với bối cảnh mới của nền kinh tế sau đại dịch để đem lại doanh thu hiệu quả cho doanh nghiệp. Thị trường M&A tuy còn nhiều khó khăn, thách thức đón chờ trước mắt, nhưng hoạt động M&A chắc chắn sẽ bùng nổ trong năm 2022 và những năm tiếp theo.

Nắm bắt cơ hội của năm 2022, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như PMI (Chỉ số Quản lý Thu mua_Purchasing Managers Index) trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.

PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam. Vì vậy, với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, PGT sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp.

Ngoài ra, PGT đã thực hiện tăng vốn điều lệ cho công ty con Vĩnh Đại Phát lên đến trên mức tiêu chuẩn niêm yết mà sàn HNX yêu cầu là 30,000,000,000 VND. PGT Holdings tin rằng năm 2022, sẽ từng bước thực hiện được kế hoạch chuẩn bị cho việc Vĩnh Đại Phát bắt đầu niêm yết lên sàn. Thêm vào đó, ngày 7/1/2022 PGT Holdings cũng đã công bố kế hoạch thực hiện giao dịch cổ phiếu quỹ trong tháng 1/2022. Cụ thể 230, 296 cổ phiếu, sẽ được PGT Holdings chào bán dự kiến bắt đầu giao dịch: 14/01/2022 đến ngày dự kiến kết thúc giao dịch: 11/02/2022. Số tiền thu được sẽ giúp PGT cơ cấu lại nguồn vốn và giúp hoạt động kinh doanh được phát triển hơn nữa.

PGT đang đặt mục tiêu trở thành công ty M&A số 1 tại Việt Nam và thế giới. Đây cũng là lý do các nhà đầu tư đang rất quan tâm đến mã cổ phiếu tiềm năng đến từ công ty M&A của CEO Nhật Bản Kakazu Shogo. PGT Holdings tin rằng, cùng với những định hướng phù hợp trong từng giai đoạn và triết lý kinh doanh "Giá trị bền vững", PGT sẽ đem lại lợi nhuận dài hạn cho các nhà đầu tư.

Hãy follow các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn