Doanh nhân Trần Uyên Phương và khát vọng kết nối để có những thương hiệu mạnh
Với kinh nghiệm thực hiện thành công chiến lược truyền thông cho 12 nhãn hàng của Tân Hiệp Phát trong nhiều năm qua, bà Trần Uyên Phương cho rằng muốn có thương hiệu mạnh thì không thể đi 1 mình mà phải có sự hợp tác từ phía các đối tác, nhà cung ứng. Không chỉ vậy, theo bà Phương, thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu quốc gia có mối liên hệ mật thiết với nhau, nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt đẩy mạnh giao thương với nước ngoài như hiện nay.
Doanh nhân Trần Uyên Phương
Theo bà Trần Uyên Phương – Phó Tổng Giám đốc và cũng là người kế nghiệp tại Tân Hiệp Phát, triết lý kết nối, liên kết, hợp tác để cùng phát triển vững mạnh đã được những người sáng lập thể hiện ngay từ cách đặt tên cho doanh nghiệp. Bởi “cuối cùng, lợi thế cạnh tranh sẽ là cả một chuỗi chứ không phụ thuộc vào một tính năng sản phẩm hay dịch vụ nào đó vượt trội”, bà Phương nói.
Bà Trần Uyên Phương là con gái của doanh nhân Trần Qúy Thanh – nhà sáng lập, Chủ tịch HĐQT Tân Hiệp Phát. Theo giới thiệu, bà Phương bắt đầu làm việc tại Tân Hiệp Phát vào năm 2004. Hiện, bà Trần Uyên Phương giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc tập đoàn, chịu trách nhiệm về các mảng tiếp thị sản phẩm, đối ngoại, quan hệ công chúng, và các chương trình CSR trên toàn quốc; quản lý các chương trình tiếp thị sản phẩm của Tân Hiệp Phát trên 16 quốc gia.
Với kinh nghiệm thực hiện thành công chiến lược truyền thông cho 12 nhãn hàng của Tân Hiệp Phát trong nhiều năm qua, bà Trần Uyên Phương cho rằng muốn có thương hiệu mạnh thì không thể đi 1 mình mà phải có sự hợp tác từ phía các đối tác, nhà cung ứng. Không chỉ vậy, theo bà Phương, thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu quốc gia có mối liên hệ mật thiết với nhau, nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp Việt đẩy mạnh giao thương với nước ngoài như hiện nay.
Bà Trần Uyên Phương cho rằng, bên cạnh giá trị khác biệt của một sản phẩm thì giá trị khác biệt của một quốc gia, thương hiệu quốc gia mạnh cũng là một mặt lợi để doanh nghiệp có thể khai thác: “Khi ai đó nghĩ rằng Việt Nam là Trung Quốc, chúng tôi rất buồn vì chúng tôi cũng muốn có một sự khác biệt trên thế giới, để trong một trường hợp nào đó chúng tôi tự hào nói rằng chúng tôi đến từ quốc gia đó”. Chính vì vậy, bà Phương chia sẻ Tân Hiệp Phát hiểu rằng không thể chỉ xây dựng thương hiệu 100 năm cho riêng mình mà phải kết nối để cùng tạo ra nhiều thương hiệu mạnh của Việt Nam.
Trước thắc mắc của nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng làm thế nào Tân Hiệp Phát có thể vượt qua khủng hoảng cách đây vài năm, có phải là vẫn giữ được kênh bán hàng và có mối quan hệ tốt với nhà phân phối, bà Trần Uyên Phương cho biết từ trước đến nay, Tân Hiệp Phát luôn theo đuổi 7 giá trị cốt lõi. Chính các giá trị này đã phần nào giúp doanh nghiệp vượt qua sự cố đó. “Đầu tiên, Tân Hiệp Phát bắt đầu bằng việc phải làm thỏa mãn khách hàng. Chúng tôi phải chủ động lắng nghe, phản hồi cụ thể và giải quyết kịp thời nhu cầu của khách hàng, đối tác, nhà cung cấp và các bên liên quan, để đạt được mục đích và mong đợi giữa các bên”, bà Trần Uyên Phương nói.
Bên cạnh đó, tại Tân Hiệp Phát, doanh nghiệp mong muốn phải đạt đến cấp độ cao nhất, tức khách hàng phải “wow” khi sử dụng sản phẩm của hãng. “Chúng tôi cũng sẽ tư duy dịch vụ tốt hơn nữa, bởi những gì đã cung cấp được thì họ sẽ mong đợi cao hơn, và đó là cách để chúng tôi hôm nay phải hơn hôm qua nhưng không bằng ngày mai”, bà Trần Uyên Phương khẳng định. Ái nữ của doanh nhân Trần Quí Thanh cho rằng bà muốn chia sẻ những điều đang diễn ra hàng ngày tại Tân Hiệp Phát với các doanh nghiệp khác, lẫn người tiêu dùng.
Ngoài ra, Phó Tổng Giám đốc Tân Hiệp Phát cũng tiết lộ thêm doanh nghiệp cũng phải cung cấp các giải pháp sản phẩm và dịch vụ mang tính đột phá và cạnh tranh, thỏa mãn tiêu chí đôi bên cùng có lợi. Đặc biệt, phải tôn trọng và hết mình với khách hàng. Bà Phương khẳng định có như vậy mới có thể tạo ra dịch vụ xuất sắc, tức liên tục hành động tạo ra nhiều giá trị cho người khác. Sau thỏa mãn khách hàng, 6 giá trị cốt lõi còn lại mà Tân Hiệp Phát theo đuổi, là đạt chất lượng chuẩn quốc tế, thứ ba là có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. Thứ tư là không gì là không thể, thứ năm làm chủ trong công việc; thứ sáu là hôm nay phải hơn hôm qua nhưng không bằng ngày mai, và cuối cùng chính là sự chính trực trong từng nhân viên và việc kinh doanh. "Các giá trị trên thống nhất từ người lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp trở xuống toàn công ty". Bà Trần Uyên Phương khẳng định và cho biết doanh nghiệp đang dần nâng lên một bậc cao hơn, áp dụng cho các nhà sản xuất và phân phối, để cùng hướng đến mục tiêu chung cuối cùng.
Hiện nay, Tân Hiệp Phát đã có những bước thay đổi đáng kể trong tư duy. Trước đây, Tân Hiệp Phát coi mối quan hệ với nhà cung cấp là mua đứt bán đoạn nhưng hiện nay quan hệ đó đã trở thành đối tác. “Có nghĩa là cần có sự chung tay xây dựng đạo đức kinh doanh”, bà Trần Uyên Phương nhấn mạnh “để trở thành công ty top 10 châu Á trong ngành giải khát và thực phẩm thì Tân Hiệp Phát quan niệm rằng không thể đi một mình”. “Cuối cùng, lợi thế cạnh tranh sẽ là cả một chuỗi chứ không phụ thuộc vào một tính năng sản phẩm hay dịch vụ nào đó vượt trội. Đó chính là lý do để chúng tôi tổ chức Ngày hội kết nối giao thương”, bà Trần Uyên Phương cho biết.
Cuối cùng, thông điệp mà Tân Hiệp Phát muốn nhắn nhủ là muốn các doanh nghiệp Việt hãy cùng ngồi lại với nhau, bắt tay nhau, liên kết với nhau để cùng nhau đem sản phẩm Việt Nam ra nước ngoài. Ngoài ra, “Ngày hội kết nốt giao thương” cũng là nơi để Tân Hiệp Phát chia sẻ những bài học mà bản thân từng trả giá hàng chục tỷ, thậm chí hàng trăm tỷ đồng.
“Ngay tại thị trường nội địa, chúng ta nhìn thấy các thương hiệu nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia vẫn được người tiêu dùng ủng hộ và sử dụng nhiều hơn. Vậy các thương hiệu Việt, doanh nghiệp Việt cần phải làm gì và cần chung tay như thế nào để tạo ra những sản phẩm Việt uy tín?”, bà Trần Uyên Phương trăn trở và nhấn mạnh đó chính là thách thức mà các doanh nghiệp Việt cần vượt qua cùng nhau.
PV (Tổng hợp)
Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, Standard Chartered dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức vừa phải, lãi suất được duy trì ở mức thấp. GDP của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ở mức 6,8% năm 2024, nhờ xuất khẩu và công nghiệp giữ đà tích cực.