Doanh thu của Chanel tăng vọt nhờ chiến thuật tăng giá
Năm 2021, Chanel ghi nhận doanh thu 15,6 tỷ USD, theo số liệu mà hãng chia sẻ với Business of Fashion. Con số này tăng 50% so với doanh số bán hàng năm 2020 và 23% so với nam 2019.
Chanel đạt doanh thu cao dù đã chi 1,8 tỷ USD cho hoạt động tiếp thị trong năm vừa qua. Các sản phẩm được bán nhiều nhất của thương hiệu là quần áo, đồ trang sức và đồng hồ. Bộ phận nước hoa, sản phẩm làm đẹp của hãng cũng đạt được thành công đáng kể.
Giám đốc tài chính Patrick Blondiaux của công ty cho rằng, sự tăng trưởng này là do sự kết hợp “cân bằng” giữa việc tăng giá và sản lượng cao hơn. Theo đó, công ty đã tăng giá 3 lần vào năm 2021 và một lần nữa vào đầu năm nay, do chi phí vật liệu và nhân công ngày càng tăng. Tháng 3 vừa qua, Reuters thông tin một số sản phẩm đặc trưng của Chanel có giá cao gấp đôi so với mức người mua phải trả lúc trước đại dịch.
Việc Chanel liên tục nâng giá các sản phẩm có thể nói là một chiến lược đầy mạo hiểm. Song với Chanel, đây là hướng đi đúng đắn.
Bởi trong 2 năm qua, không chỉ mình Chanel tăng giá. Các hãng thời trang như Louis Vuitton, Dior, Burrbery, Prada hay Gucci... cũng điều chỉnh nâng giá sản phẩm của mình. Lý do Chanel nhận được nhiều sự chú ý vì đây là một trong những hãng thời trang xa xỉ hàng đầu thế giới.
Thứ hai, Chanel hiểu rõ khách hàng của mình. Đối với những người đam mê thời trang đặc biệt là túi Chanel, họ đều cố gắng để có thể sở hữu mẫu túi yêu thích, bất kể giá cao và khan hiếm thế nào. Những dòng túi kinh điển đều được giới hạn sản xuất và hạn chế bán ra. Để chạm tay vào chúng, nhiều khách hàng sẽ phải nhẫn nại với chờ đợi. Và đây được coi là một trong những yếu tố khiến những sản phẩm của Chanel được săn đón.
Thứ ba, giá trị thương hiệu xứng tầm. Với lịch sử gần trăm năm, sản phẩm của Chanel không đơn thuần là phụ kiện thời trang mà đã trở thành một dạng Hàng hóa Veblen (Veblen Goods). Đây là thuật ngữ để chỉ loại hàng hóa mà nhu cầu sẽ tăng khi giá tăng. Vì tính chất độc đáo và hấp dẫn này mà nó được coi như là một biểu tượng của địa vị.
Điều đặc biệt ở Chanel đó là chính sách chỉ giao dịch sản phẩm của Chanel qua kênh bán lẻ trực tiếp.
Blondiaux cho biết: “Chúng tôi không và sẽ không bán hàng thời trang hoặc đồng hồ trực tuyến, mặc dù các nền tảng kỹ thuật số đóng vai trò quan trọng trong tương tác với khách hàng. Chúng tôi đang đầu tư rất nhiều vào các công cụ kỹ thuật số để kết nối với người tiêu dùng và cung cấp dịch vụ trực tuyến riêng của mình”.
Những công cụ mà Blondiaux nhắc đến bao gồm các tùy chọn để đặt lịch hẹn tại các cửa hàng, dùng thử online và các dịch vụ hậu mãi. Trong khi đó, thương hiệu tuyên bố tập trung vào việc thúc đẩy dịch vụ khách hàng bằng cách thuê 3.500 nhân viên mới cho các cửa hàng trên toàn cầu của mình.
An Mai (Theo Robb Report)Các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đóng góp đáng kể vào quá trình chuyển biến và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Hoa Kỳ hiện là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 11 tại Việt Nam, với hơn 1.400 dự án có tổng vốn đầu tư gần 12 tỷ USD.