Doanh thu đi ngang với 1.500 tỷ trong năm 2021, Thế giới Di động đặt kỳ vọng mảng đồng hồ sẽ tăng trưởng mạnh trở lại từ năm 2022
Tính đến cuối năm 2021, MWG đã triển khai bán đồng hồ trên 3.000 cửa hàng Thế giới Di động. Công ty cũng thuộc Top nhà bán lẻ bán đồng hồ tại Việt Nam.
Là một trong những phép toán nhằm kéo tăng trưởng của Thế giới Di động (MWG) từ năm 2019, mảng đồng hồ năm 2021 ghi nhận sự chững lại. Doanh số bán ra đi ngang với 1,2 chiếc, doanh thu tương ứng đạt 1.500 tỷ đồng – giảm so với năm 2020.
Sự sụt giảm trên phần lớn do ảnh hưởng của đại dịch, không chỉ mất mát do giãn cách xã hội mà còn đối mặt với chi tiêu của người dân giảm đi. Dù vậy, trong chia sẻ mới đây, đại diện mảng đồng hồ của MWG cho thấy thị trường này đang hồi phục trở lại.
"Từ 2022 mảng đồng hồ có lẽ sẽ quay lại sự sôi động, vì nền kinh tế hồi phục mạnh sau đại dịch. Do đó, người tiêu dùng lúc này không chỉ hàng thiết yếu mà có thể chi tiêu thêm cho hàng không thiết yếu. Và đồng hồ luôn là lựa chọn mang tính thẩm mỹ, ý nghĩa tự tin và cũng như hỗ trợ tạo hình ảnh riêng cho khách hàng", đại diện MWG nhấn mạnh.
Theo đó, Công ty đã và đang tăng cường nhập thêm các bộ sưu tập mới, phải kể đến Orient SK Vietnam Special Edition. Hiện, các thương hiệu chủ lực tại MWG đến từ Hong Kong (SK), Nhật Bản (Casio, Orient, Citizen, Kitten, Sinobi), Mỹ (Bulova, Tommy Hiffiger), Thụy Sỹ (Candino), Pháp (Freelook, Lacoste, Rossini), Nam Phi (Daniel Klein)...
Tính đến cuối năm 2021, MWG đã triển khai bán đồng hồ trên 3.000 cửa hàng Thế giới Di động. Công ty cũng thuộc Top nhà bán lẻ bán đồng hồ tại Việt Nam.
Điểm lại, tận dụng mô hình Shop-in-shop, loạt "ông lớn" bán lẻ bao gồm FPT Shop, PNJ cùng với MWG lấn sân mảng đồng hồ từ năm cuối năm 2018 đầu năm 2019. Lúc bấy giờ, riêng về thị trường đồng hồ chính ngạch tại Việt Nam, ước tính quy mô lên đến 700 triệu – 1 tỷ USD và 4 triệu sản phẩm/năm (tương đối phù hợp khi so sánh với các nước trong khu vực). Đặc biệt, thị trường đang phân mảnh dẫn đến tiềm năng tham gia là rất lớn với những đơn vị bắt đầu hệ thống lại.
Trước khi MWG tham gia, PNJ là chuỗi bán lẻ lớn tiên phong tham gia nhưng chỉ tập trung vào phân khúc cao cấp. Đi sau, phân khúc MWG hướng tới là phân khúc bình dân (50 – 100 USD) và trung cấp (200 – 400 USD): ước tính 2 phân khúc này có quy mô 400 – 500 triệu USD, chiếm 60 – 70% thị phần.
Ước tính bởi người cầm trịch, mỗi shop đồng hồ MWG trung bình có doanh số 10 – 20 sản phẩm/ngày với giá 1,5 triệu đồng/sản phẩm và doanh thu trung bình 600 triệu – 1 tỷ đồng/tháng. Biên lợi nhuận gộp cho mảng đồng hồ ước tính 30% (thực tế biên gộp mảng đồng hồ có thể lên tới 50 – 100% tùy sản phẩm, ước tính đã tính đến các khuyến mại để thúc đẩy doanh số).
Theo giới phân tích, việc mở shop đồng hồ trong cửa hàng Thế giới Di động đem lại 2 lợi ích chính:
(i) Product bundling giữa đồng hồ thời trang và điện thoại giúp thúc đẩy doanh số bán đồng hồ. Phần lớn khách hàng mua đồng hồ tại MWG ban đầu không có ý định mua, nhưng lại mua khi có offer hấp dẫn;
(ii) Lợi thế về mặt chi phí so với các cửa hàng chuyên bán đồng hồ (stand-alone shop): MWG có thể offer mức giá tốt hơn trong khi vẫn duy trì biên lợi nhuận hấp dẫnMảng đồng hồ: thị trường quy mô nhỏ nhưng vẫn đem lại lợi nhuận đáng kể nhờ mô hình shop-in-shop
Thực tế, năm 2019 mảng này đem về kết quả ngoài mong đợi cho MWG với tốc độ tăng trưởng tính từng tháng 2 chữ số. Chỉ sau 10 tháng thử nghiệm đã mang về cho MWG 800 tỷ doanh số. Sang năm 2020, con số tăng gấp đôi lên 1.600 tỷ đồng, số lượng bán thì tăng đến 3 lần.
Công cuộc số hóa chợ hay tiệm tạp hóa truyền thống không chỉ đơn thuần gói gọn trong việc quét mã QR để thanh toán. Đây là một "cuộc chơi lớn" với 1,4 triệu tạp hoá đang chờ “lên đời công nghệ".