Doanh thu vận tải hàng không quý I/2023 của Vietjet đạt 12.600 tỉ đồng

Doanh nghiệp
09:33 PM 12/04/2023

Trong 3 tháng đầu năm, Vietjet đã thực hiện 31.260 chuyến bay, vận chuyển được 5,4 triệu hành khách, đạt doanh thu vận tải hàng không quý I là 12.600 tỷ đồng.

Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022. Theo đó, trong năm 2022, hãng đã vận chuyển hơn 6 triệu hành khách, khai trương và mở lại 11 đường bay quốc tế, tiếp nhận 2 tàu bay mới và duy trì vị trí thứ hai trong thị phần hàng không nội địa. 

Doanh thu hợp nhất của Vietjet năm 2022 đạt hơn 40.141 tỷ đồng, trong đó doanh thu vận tải hàng không đạt 33.077 tỷ đồng, lỗ sau thuế 2.261 tỷ đồng.

Theo chia sẻ của phía Vietjet, trong năm 2022, chi phí nhiên liệu bay tăng hơn 60%, bình quân ở mức 130 USD/thùng; chi phí kỹ thuật, động cơ bay tăng hơn 20% do chuỗi cung ứng toàn cầu bị chậm và do thiếu nguồn nhân lực đã ảnh hưởng lớn đến chi phí vận hành, dẫn tới kết quả kinh doanh của Vietjet không đạt được như kỳ vọng. 

Kết quả kinh doanh ấn tượng của hãng hàng không giá rẻ Vietjet - Ảnh 1.

Theo kế hoạch, từ nay đến tháng 6, Vietjet tiếp tục mở rộng mạng bay với các đường bay quốc tế mới gồm Phú Quốc - Hong Kong, Đà Nẵng - Hong Kong, TP HCM - Brisbane (Australia).

Tuy nhiên, sang quý I/2023, hoạt động kinh doanh khả quan, công ty đã có lãi trở lại. Trong 3 tháng đầu năm, hãng đã thực hiện 31.260 chuyến bay, vận chuyển được 5,4 triệu hành khách, đạt doanh thu vận tải hàng không quý I là 12.600 tỷ đồng. Doanh thu hàng hóa và phụ trợ đạt tỉ trọng 42% trên tổng doanh thu vận tải hàng không.

Có được thành tích này là do từ đầu năm nay, hãng mở lại đường bay kết nối TP HCM với Hong Kong và tăng tần suất lên 7 chuyến mỗi tuần. Hãng cũng đưa thêm nhiều tàu bay thân rộng A330 vào đội tàu bay của mình, phục vụ cho những hành trình trong khu vực và thế giới. A330 đã được sử dụng trên các đường bay quốc tế mới được khai trương trong những ngày đầu tháng 4, gồm đường bay từ TP HCM đi Melbourne, Sydney (Australia).

Theo kế hoạch, từ nay đến tháng 6, Vietjet tiếp tục mở rộng mạng bay với các đường bay quốc tế mới gồm Phú Quốc - Hong Kong, Đà Nẵng - Hong Kong, TP HCM - Brisbane (Australia).

Tại thị trường trong nước, Vietjet sẽ khai trương đường bay Cần Thơ - Vân Đồn (Quảng Ninh), kết nối hai khu vực kinh tế trọng điểm là Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.

Mới đây, Vietjet Thái Lan đã được trao giải thưởng Hãng hàng không tăng trưởng nhanh nhất "Fastest Growing Low-cost Airline" của Giải thưởng Tài chính Quốc tế 2022 - International Finance Awards 2022 được tổ chức tại Bangkok (Thái Lan). 

Về tình hình tài chính, tính đến 31/12/2022, tổng tài sản của Vietjet đạt hơn 68.000 tỷ đồng. Tài sản dài hạn của hãng ghi nhận tăng hơn 200 triệu USD. Chỉ số nợ vay dài hạn/vốn chủ sở hữu 0.7 lần và chỉ số thanh khoản 1,3 lần, nằm ở mức tốt của ngành hàng không. 

Năm 2023, Vietjet tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng cao về doanh thu nhờ vào việc mở cửa thị trường Trung Quốc và đưa vào khai thác các đường bay tới các thị trường quốc tế mới như Úc, châu Âu, cùng với các thị trường trọng tâm gồm Ấn Độ và Kazashtan. Vietjet cũng kỳ vọng khách du lịch quốc tế đang trở lại và tăng cao nhờ việc nới lỏng chính sách thị thực bao gồm áp dụng thị thực điện tử và tăng thời gian miễn thị thực cũng như đẩy mạnh khai thác các thị trường quốc tế.

Mai Phương
Ý kiến của bạn
Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.